Thứ năm, ngày 26 tháng 12 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Không có bằng chứng vi-rút cúm A/H7N9 có thể gây đại dịch
Thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin báo nước ngoài khẳng định virus H7N9 lây từ người sang người. Đâu là cơ sở khoa học của nhận định này? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ.
 
Tăng cường phòng dịch sau thông tin cúm lây từ người sang người

Ông Nguyễn Trần Hiển cho biết: Mới đây các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu tiên đã công bố thông tin về bằng chứng vi rút cúm A/H7N9 có thể lây truyền từ người sang người, đăng trên Tạp chí Y học Anh ngày 6/8. Trong nghiên cứu, họ đã tiến hành phỏng vấn một gia đình có 2 bệnh nhân và những người đã tiếp xúc mật thiết với 2 bệnh nhân này.

Người cha 60 tuổi đã mua thực phẩm ở chợ và 6 con chim cút vào đầu tháng 3/2013 và bị ốm 6 ngày sau đó. Con gái của ông ta (32 tuổi) lúc đó khỏe mạnh, không rời khỏi nơi sinh sống, không có tiếp xúc nào với chim, gia cầm nhưng đã chăm sốc bố ốm, mà không mang một phương tiện phòng hộ nào.

Cô gái cũng bị ốm sau 6 ngày tiếp xúc lần cuối với người cha và chết 1 tháng sau vì suy đa phủ tạng (ngày 24/4). Ông bố cũng chết 10 ngày sau đó, cũng trong tình trạng suy đa phủ tạng. Các cán bộ y tế đã phân lập được vi rút ở cả 2 cha con và cả 2 chủng virus này giống nhau về mặt di truyền. Ngoài ra, 43 người đã có tiếp xúc với bệnh nhân cũng được xét nghiệm, nhưng tất cả đều âm tính với virus H7N9.

Các nhà khoa học đã kết luận rằng cô con gái nhiễm vi rút từ người cha qua lây truyền từ người sang người, nhưng rất hạn chế, sự lây truyền này không duy trì được và không có vụ dịch xảy ra từ bệnh nhân đầu tiên này.

Mặc dù nêu lên bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người, nhưng các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng virus không lây truyền một cách dễ dàng. Hiện không có bằng chứng là virus có thể làm tăng sự lây truyền thành đại dịch. 

Một số nhà khoa học khác cho rằng khả năng lây truyên từ người sang người cao xảy ra ở những người có cùng huyết thống, có một yếu tố di truyền nào đó làm tăng khả năng cảm nhiễm với virus này.

Trên thực tế cũng đã gặp một số trường hợp tương tự đối với các virus cúm gia cầm khác, bao gồm cúm A/H5N1. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng sự lo lắng là khả năng phát hiện nhiễm vi rút cúm này ở gia cầm rất thấp và khả năng nó có thể quay lại trong mùa đông tới.

Nghiên cứu này một lần nữa cảnh báo chúng ta cần phải tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh này vì sự đe dọa của virus cúm A/H7N9 vẫn còn đó và chưa biến mất. Ca bệnh H7N9 đầu tiên được báo cáo ở Trung Quốc vào tháng 3. Hiện có tổng 134 ca bệnh và 43 ca tử vong đã được báo cáo. Ca bệnh cuối cùng là vào ngày 20.7, sau một thời gian gián đoạn không có báo cáo ca bệnh nào từ ngày 19/5.

Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp theo dõi, giám sát dịch, truyền thông nguy cơ, nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong dự phòng và kiểm soát dịch bệnh này.

Phát hiện sớm, điều tra nhanh và đánh giá nguy cơ lây truyền từ người sang người ở các chùm ca bệnh là rất quan trọng bởi vì sự gia tăng các chùm ca bệnh là chỉ số cảnh báo về nguy cơ lây truyền tiềm tàng của virus này.

Tổ chức Y tế thế giới cũng không khuyến cáo áp dụng kiểm dịch tại của khẩu cũng như không hạn chế đi lại và buôn bán.

Theo Q.D

Lao động

 
 
 
Các bài viết khác