Thứ hai, ngày 07 tháng 04 năm 2025
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN SINH PHẨM Y TẾ
Huyết thanh IVACRIG - Vũ khí hiệu quả điều trị dự phòng bệnh dại
Dại là bệnh truyền nhiễm lây qua vết cắn, cào từ động vật nhiễm bệnh, có thể gây tổn thương não, hệ thần kinh và nguy cơ tử vong 100% nếu phát bệnh. Chủ động phòng ngừa bằng vắc xin và tiêm huyết thanh kháng dại là chìa khóa để bảo vệ tính mạng.
TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), trao đổi với Thanh Niên về tầm quan trọng của huyết thanh IVACRIG trong điều trị dự phòng bệnh dại.


TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

PV: Ông hãy chia sẻ về tình hình bệnh dại và vai trò của huyết thanh kháng dại trong công tác điều trị dự phòng bệnh?

TS Dương Hữu Thái: Năm 2023, Việt Nam ghi nhận 82 ca tử vong do bệnh dại, hơn 674.000 người phải điều trị dự phòng; năm 2024, số ca tử vong là 89 và hơn 892.000 người phải điều trị dự phòng. Bệnh dại vẫn diễn biến phức tạplà mối đe dọa đáng kể đến sức khỏe cộng đồng.

Việc phòng ngừa bệnh dại chủ yếu dựa vào tiêm vắc xin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, người sau khi bị động vật cắn cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt, để trung hòa vi rút ngay tại vết thương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những vết cắn sâu, nhiều vết cắn hoặc ở các vị trí nguy hiểm (đầu, mặt, cổ, ngón tay, bộ phận sinh dục…).



Những trường hợp bị chó nghi dại cắn cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt

PV: Sự khác biệt giữa vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại là gì, thưa ông?

TS Dương Hữu Thái: Vắc xin phòng dại là kháng nguyên, khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể chống lại vi rút dại. Quá trình này cần ít nhất 7-10 ngày, để cơ thể tự tạo miễn dịch chủ động. Vắc xin phòng dại có tính phòng ngừa đặc hiệulà phương pháp tạo miễn dịch chủ động và lâu dài.

Huyết thanh kháng dại chính là kháng thể đã được điều chế sẵn từ huyết thanh ngựa. Khi tiêm vào cơ thể, huyết thanh giúp trung hòa vi rút dại lập tức, đặc biệt là tại vết thương, ngăn chặn vi rút lan theo dây thần kinh lên não. Huyết thanh kháng dại là biện pháp điều trị dự phòng dành cho những trường hợp nguy cơ caotiêm càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cắn.

PV: Cụ thể, những trường hợp nào cần tiêm huyết thanh kháng dại IVACRIG, thưa ông?

TS Dương Hữu Thái: Theo khuyến cáo của WHO, huyết thanh kháng dại được chỉ định cho những người có vết thương mức độ 3 do động vật nghi dại gây ragồm:

- Vết thương ở vùng gần thần kinh trung ương như: đầu, mặt, cổ, lưng, ngực hay vùng nhiều đầu dây thần kinh như: đầu ngón tay, ngón chân và bộ phận sinh dục.

- Bị động vật nghi dại liếm vào vùng da bị trầy xước hoặc bị nước bọt động vật nghi dại dính vào niêm mạc (như mắt, miệng, niêm mạc, bộ phận sinh dục) và vùng da bị tổn thương.

- Bị cắn nhiều vết hoặc vết thương sâu trên cơ thể.


Huyết thanh kháng dại IVACRIG

PV: Khi tiêm huyết thanh kháng dại IVACRIG, cần lưu ý những gì, thưa không?

TS Dương Hữu Thái: Sau khi bị động vật nghi dại cắn, người dân cần tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt, một số trường hợp được chỉ định tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng bệnh dại. Theo hướng dẫn của WHO, nên tiêm thấm huyết thanh càng nhiều càng tốt vào vị trí vết thương.

Trường hợp trẻ em không khai báo được tất cả các vết thương, có thêm những vết thương nhỏ, có thể tiêm bắp lượng huyết thanh kháng dại còn lại xung quanh và càng gần càng tốt vị trí phơi nhiễm.

Không nên tiêm huyết thanh kháng dại sau ngày thứ 7 kể từ liều tiêm vắc xin dại đầu tiên, bất kể liều vắc xin có được nhận vào ngày 3 và ngày 7 hay không, bởi vì kháng thể sinh ra do miễn dịch chủ động đã xuất hiện. Bên cạnh đó, huyết thanh kháng dại tinh chế phải được tiêm ở vị trí khác với nơi tiêm vắc xin phòng dại.



Vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại là hai vũ khí hiệu quả nhất điều trị dự phòng bệnh dại - ẢNH MINH HỌA

PV: Phụ nữ có thai và cho con bú có thể tiêm huyết thanh kháng dại IVACRIG không, thưa ông?

TS Dương Hữu Thái: IVACRIG không chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, cũng không chống chỉ định đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.

PV: Ông có thể chia sẻ về quy trình sản xuất huyết thanh IVACRIG tại IVAC?

TS Dương Hữu Thái: IVAC là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất huyết thanh kháng dại. IVACRIG được sản xuất từ huyết thanh ngựa và IVAC đã có hơn 30 năm nghiên cứuphát triển sản phẩm này. Năm 1992, IVAC bắt đầu nghiên cứu sản xuất huyết thanh kháng dại tinh chế (SAR). Năm 1996, sản phẩm SAR được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Năm 2009, IVAC sản xuất khoảng 100.000 - 200.000 liều/năm.

Hiện tại, IVAC sản xuất IVACRIG khoảng 500.000 liều/năm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cải tiến bao bì sản phẩm; nâng cao chất lượng và cải tiến quy trình nhằm tăng độ tinh sạch của huyết thanh lên gấp 3 lần so với trước đây. IVAC cũng luôn cập nhật chi tiết hướng dẫn sử dụng phù hợp với khuyến cáo mới nhất của WHO, đảm bảo độ an toàn và hiệu quả cao nhất cho người sử dụng.

IVACRIG có giá thành hợp lý với người dânđược phân phối tại tất cả các điểm tiêm chủng trên toàn quốc. Người dân khi bị chó, mèo cắn nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại kịp thời.



PV: Cuối cùng, ông có lời khuyên nào cho cộng đồng để phòng tránh bệnh dại hiệu quả?

TS Dương Hữu Thái: Nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh dại còn chủ quan, không tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định. Thậm chí, có trường hợp còn tìm đến thầy lang, đắp thuốc, hậu quả là "vô phương cứu chữa".

Để phòng ngừa bệnh dại, người dân cần chủ động tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ nếu thường xuyên tiếp xúc với động vật. Hạn chế tiếp xúc với động vật lạ, đặc biệt là chó, mèo hoang. Nếu bị chó, mèo cắn, cần sơ cứu ngay bằng cách rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 15 phút, sau đó đến cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

PV: Cảm ơn ông về những chia sẻ rất hữu ích này!