Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Cập nhật nhiễm vi rút cúm gia cầm A (H7N9) ở người tại Trung Quốc từ 19/01/2015 đến 25/02/2015
 Tin dịch bệnh
Ngày 11 tháng 3 năm 2015
 
Ngày 9 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia (NHFPC) của Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO)có thêm 59ca đã được xác nhận dương tính với vi rút cúm gia cầm A (H7N9, trong đó có 17ca đã tử vong.Tính theo tuần dịch tễ khi khởi phát các triệu chứng,ngày khởi phát trong khoảng từ ngày 21/01 đến 25/02/2015, cụ thể:
• Tuần 4 (19 - 25/01) 5 trường hợp
• Tuần 5 (26/01 - 01/02) 13 trường hợp
• Tuần 6 (02 - 08/02) 9 trường hợp
• Tuần 7 (09 – 15/2) 15 trường hợp
• Tuần 8 (16 – 22/2) 14 trường hợp
• Tuần 9 (24 – 25/2) 3 trường hợp
Trong 59 ca nhiễm bệnh, có 44 calà nam (chiếm 75%). Phần lớn các ca nhiễm bệnh (49 ca, chiếm 83%) đã tiếp xúc với gia cầm sống,chợ gia cầm sống; trong đó có ba cụm gia đình, mỗi cụm có hai ca; bốn trong sáu ca có tiếp xúc với gia cầm sống hoặc chợ gia cầm sống, một không tiếp xúc, và một vẫn đang được điều tra. Lịch sử phơi nhiễm của sáu ca còn lại là không biết hoặc không có. Các trường hợp đã được báo cáo từ chín tỉnh: An Huy (4), Phúc Kiến (1), Quảng Đông (35), Quý Châu (1), Hồ Nam (2), Giang Tô (3), Giang Tây (1), Thượng Hải (1), và Chiết Giang (11).
 
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp giám sát và kiểm soát sau:
• Tăng cường giám sát dịch tễ học, các yếu tố gây bệnh và phân tích tình hình.
• Tăng cường quản lý hồ sơ và điều trị y tế.
• Tăng cường hơn nữa các biện pháp như tẩy uế ở các chợ gia cầm sống, đóng cửa các chợ gia cầm sống ở những nơi có dịch, khuyến khích giết mổ tập trung và sử dụng các sản phẩm đông lạnh.
• Cung cấp thông tin cho công chúng.
WHO đang theo dõi tình hình dịch tễ và tiến hành đánh giá nguy cơ dựa trên những thông tin mới nhất.
Một số ca nhiễm cúm gia cầm A (H7N9) được phát hiệnrải rác ở các khu bị ảnh hưởng và các khu lân cận.Trường hợp các ca nhiễm bệnh ở khu vực bị ảnh hưởng nếu đi du lịch quốc tế, bệnh của họ có thể được phát hiện ở một nước khác trong hoặc sau khi đến thì như thế nào. Nếu điều này xảy ra, mức độ lây lan của cộng đồng được coi là không vì virus dường như không có khả năng lây truyền  dễ dàng từ người sang người.
 
Tư vấn từ WHO 
       WHO khuyến cáo du khách đến các nước đã được xác nhận có dịch cúm gia cầm nên tránh các trang trại chăn nuôi gia cầm, tiếp xúc với động vật tại các chợ gia cầm sống, vào các khu vực nơi gia cầm có thể bị giết, hoặc tiếp xúc với bất kỳ bề mặt các vật dụng dính phân từ gia cầm hay loài động vật khác. Du khách cũng nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Du khách nên tuân theo các quy định an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, WHO không khuyến cáo những biện pháp sàng lọc tại các cửa khẩu xuất nhập cảnh và không có bất kỳ khuyến cáo hạn chế về du lịch hoặc thương mại. Như thông lệ, việc chẩn đoán nhiễm vi rút cúm gia cầm nên được xem xét đối với những cá nhân có các triệu chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng trong khi đi du lịch hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực được cảnh báo dịch.
       WHO khuyến khích các nước tiếp tục tăng cường giám sát tình hình bệnh cúm, bao gồm giám sát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) và xem xét cẩn thận bất kỳ các tình huống khác thường, để đảm bảo việc báo cáo các trường hợp nhiễm ở người theo Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) (2005), và tiếp tục có những hành động chuẩn bị cho y tế quốc gia.
 Nguồn: www.who.int/csr/don/11-march-2015-avian-influenza-china/en/
Người dịch: Phạm Thị Bích Hồng