Thứ sáu, ngày 19 tháng 04 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
BỆNH VI RÚT EBOLA
Phiếu thông tin số 103, Cập nhật tháng 3/2014
THÔNG TIN CƠ BẢN CỐT YẾU
  • Vi rút Ebola gây ra Bệnh vi rút Ebola (EVD), trước đây gọi là bệnh sốt xuất huyết Ebola, là một bệnh thường gây tử vong nặng ở người.
  • Dịch EVD có tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
  • Dịch EVD xảy ra chủ yếu ở các làng xa xôi ở miền Trung và Tây Phi, gần rừng mưa nhiệt đới.
  • Lây truyền từ động vật hoang dã sang người và lây lan trong cộng đồng thông qua lây truyền từ người sang người.
  • Loài dơi ăn quả của họ Pteropodidae được coi là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola.
  • Bệnh nhân nặng cần được chăm sóc hỗ trợ chuyên sâu. Không có phương pháp điều trị cụ thể hoặc có vắc xin để sử dụng cho người hoặc động vật.
------------------------------------------
Ebola xuất hiện lần đầu vào năm 1976 trong 2 đại dịch bùng nổ đồng thời tại Nzara, Sudan và Yambuku, Cộng hòa Dân chủ Công-gô, trong một ngôi làng nằm gần sông Ebola, từ đó căn bệnh này được đặt theo tên của dòng sông.
Chi Ebolavirus là 1 trong 3 chi thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng với chi Marburgvirus và chi Cuevavirus. Chi Ebolavirus bao gồm 5 loài riêng biệt :
  • Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
  • Zaire ebolavirus (EBOV)
  • Reston ebolavirus (REST)
  • Sudan ebolavirus (SUDV)
  • Taï Forest ebolavirus (TAFV)
BDBV, EBOV, và SUDV có liên quan đến dịch bệnh EVD lớn ở Châu Phi, trong khi RESTV và TAFV thì không. Các loài RESTV, được tìm thấy tại Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cho đến nay, đã có báo cáo rằng từ các loài này có thể lây nhiễm sang người, nhưng không gây ra bệnh tật hoặc tử vong.

SỰ TRUYỀN NHIỄM

Ebola được lây lan sang người thông qua sự tiếp xúc gần gũi với máu , dịch tiết, bộ phận cơ thể hoặc chất dịch cơ thể khác của động vật bị nhiễm bệnh. Ở châu Phi, sự lây nhiễm đã được ghi nhận thông qua việc tiếp xúc với các loài: hắc tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, khỉ, linh dương rừng và nhím bị bệnh hoặc chết hoặc trong các khu rừng nhiệt đới.
Ebola sau đó lây lan trong cộng đồng  do lây truyền từ người sang người, do tiếp xúc trực tiếp (qua da hoặc niêm mạc bị phá vỡ) với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể hoặc chất dịch cơ thể khác của người bị nhiễm hoặc tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị nhiễm các chất dịch tương tự. Nghi lễ chôn cất trong đó có tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của người đã chết cũng có thể là một tác nhân trong việc lây truyền Ebola. Những bệnh nhân đã hồi phục vẫn có thể lây cho người thông qua tinh dịch của họ đến 7 tuần sau khi hồi phục.
Nhân viên y tế thường xuyên bị lây nhiễm trong khi điều trị bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận bị nhiễm EVD. Điều này đã xảy ra thông qua tiếp xúc gần với bệnh nhân khi các biện pháp ngăn ngừa không được thực hiện nghiêm ngặt.
Trong số các công nhân tiếp xúc với khỉ hoặc lợn bị nhiễm RESTV, một số bệnh nhiễm trùng đã được ghi nhận ở những người không có triệu chứng lâm sàng. Như vậy, RESTV xuất hiện ít có khả năng gây bệnh ở người so với các loài Ebola khác .
Tuy nhiên, bằng chứng duy nhất là xuất phát từ con đực trưởng thành khỏe mạnh. Sẽ là quá sớm để ngoại suy các ảnh hưởng sức khỏe do vi rút cho tất cả các nhóm dân cư, ví dụ như người suy giảm miễn dịch, người có điều kiện y tế cơ bản, phụ nữ đang mang thai và trẻ em. Nhiều nghiên cứu về RESTV là cần thiết trước khi kết luận cuối cùng có thể được rút ra về khả năng gây bệnh và độc lực của vi rút này ở người.

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

EVD là một căn bệnh do vi rút cấp tính nghiêm trọng thường đặc trưng bởi dấu hiệu của bệnh sốt đột ngột, suy nhược căng thẳng, đau cơ, nhức đầu và đau cổ họng. Tiếp theo là ói mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận và chức năng gan, và trong một số trường hợp, chảy máu cả bên trong lẫn bên ngoài. Những số liệu từ phòng thí nghiệm còn cho thấy dấu hiệu bao gồm tế bào máu trắng thấp và số lượng tiểu cầu và tăng men gan.
Người bị lây nhiễm ngay khi máu và chất tiết của họ có chứa vi rút. Vi rút Ebola được phân lập từ tinh dịch 61 ngày sau khi khởi phát bệnh trong một người đàn ông đã bị nhiễm trong phòng thí nghiệm.

CHUẨN ĐOÁN

Trước khi chẩn đoán bệnh EVD các bệnh khác nên được loại ra bao gồm: sốt rét, sốt thương hàn, Bệnh vi khuẩn Shigella, bệnh tả, bệnh do leptospira, bệnh dịch hạch, rickettsiosis, sốt tái phát, viêm màng não, viêm gan và sốt xuất huyết do vi rút khác.
Nhiễm vi rút Ebola có thể được chẩn đoán một cách chính thức trong phòng thí nghiệm thông qua một số loại kiểm tra:
  • Miễn dịch với men khảo nghiệm ( ELISA)
  • Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên
  • Xét nghiệm huyết thanh trung hòa
  • Sao chép ngược phản ứng chuỗi polymerase ( RT-PCR) khảo nghiệm
  • Phân lập vi rút bằng cách nuôi cấy tế bào.
Vật mẫu từ bệnh nhân là một rủi ro về nguy cơ sinh học rất nguy hiểm; việc kiểm tra cần được tiến hành trong điều kiện ngăn chặn sinh học tối đa.

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Không có sẵn vắc xin ngừa EVD. Một số loại vắc-xin đang được thử nghiệm, nhưng không loại nào có sẵn cho việc sử dụng lâm sàng.
Bệnh nhân bị nặng cần được chăm sóc hỗ trợ chuyên sâu. Bệnh nhân thường mất nước và cần bù nước qua đường miệng với dung dịch chứa chất điện giải hoặc truyền dịch tĩnh mạch.
Không có điều trị đặc hiệu có sẵn. Thuốc điều trị mới đang được đánh giá.


VẬT CHỦ TỰ NHIÊN CỦA VI RÚT EBOLA

Ở châu Phi, dơi ăn quả, đặc biệt là các loài của chi Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata, được coi là vật chủ tự nhiên nhất có thể của vi rút Ebola. Kết quả là, sự phân bố địa lý của Ebolaviruses có thể trùng khớp với vị trí của những con dơi ăn quả.


VI RÚT EBOLA Ở ĐỘNG VẬT

Mặc dù động vật linh trưởng đã từng là một nguồn lây nhiễm cho con người, nó không được cho là một nguồn cung cấp lây nhiễm nhưng thật ra nó là một vật chủ nguy hiểm giống con người.Từ năm 1994, dịch Ebola từ loài EBOV và TAFV đã được quan sát thấy ở tinh tinh và khỉ đột .
RESTV đã gây ra sự bùng phát nghiêm trọng EVD ở khỉ (Macaca fascicularis) nuôi  ở Philippines và ở khỉ nhập khẩu vào Mỹ trong năm 1989, năm 1990 và 1996, và khỉ nhập khẩu vào Ý từ Philippines năm 1992.
Từ năm 2008, vi rút RESTV đã được phát hiện trong nhiều đợt bùng phát căn bệnh gây tử vong ở lợn tại Philippines và Trung Quốc. Nhiễm trùng không có triệu chứng ở lợn đã được báo cáo và gây bệnh thực nghiệm đã chỉ ra rằng RESTV không thể gây bệnh ở lợn.

 
PHÒNG CHỐNG

Kiểm soát Ebola Reston ở động vật nuôi

Không có sẵn vắc xin cho động vật chống lại RESTV. Vệ sinh thường xuyên và tẩy uế lợn hoặc các trang trại khỉ (với sodium hypochlorite hoặc chất tẩy rửa khác) có hiệu quả trong việc loại bỏ vi rút .
Nếu nghi ngờ có một ổ dịch, các cơ sở nên được cách ly ngay lập tức. Tiêu huỷ động vật bị nhiễm bệnh, với sự giám sát chặt chẽ việc chôn lấp hoặc đốt xác động vật, có thể là cần thiết để giảm nguy cơ lây truyền từ động vật sang người. Hạn chế hoặc cấm việc vận chuyển động vật từ các trang trại bị nhiễm bệnh đến các khu vực khác có thể làm giảm sự lây lan của căn bệnh này.
Vì dịch RESTV đã xảy ở lợn và khỉ trước khi xảy ra lây nhiễm ở người, nên việc thành lập và hoạt động một hệ thống giám sát sức khỏe động vật nhằm phát hiện các trường hợp mới là điều cần thiết trong việc cung cấp cảnh báo sớm cho các cơ quan y tế thú y và con người.

Giảm nguy cơ lây nhiễm Ebola ở người

Trong trường hợp không điều trị hiệu quả và chưa có một loại vắc xin cho người, thì việc nâng cao nhận thức các yếu tố nguy cơ lây nhiễm Ebola và các biện pháp bảo vệ cá nhân có thể là cách duy nhất để làm giảm sự nhiễm bệnh ở người và tỷ lệ tử vong.
Ở Châu Phi, trong các vụ dịch EVD, các thông điệp giáo dục sức khỏe cộng đồng nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm nên tập trung vào một số các yếu tố:
  • Giảm nguy cơ lây truyền từ động vật hoang dã sang người do tiếp xúc với những con dơi ăn quả đã bị nhiễm bệnh hoặc khỉ /vượn, và giảm tiêu thụ thịt sống của chúng. Động vật cần được xử lý với găng tay và quần áo bảo hộ thích hợp khác. Sản phẩm động vật (máu và thịt) nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.
  • Giảm nguy cơ lây truyền từ người sang người trong cộng đồng phát sinh từ tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với các bệnh nhân bị nhiễm bệnh, đặc biệt là với chất dịch cơ thể của họ. Nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Ebola. Găng tay và các thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp nên được đeo khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Rửa tay thường xuyên là cần thiết sau khi đi thăm các bệnh nhân tại bệnh viện, cũng như sau khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà.
  • Những cộng đồng dân cư bị nhiễm Ebola nên thông báo cho người dân về bản chất của bệnh và về các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, bao gồm cả việc chôn cất người chết. Những người đã chết vì nhiễm Ebola nên được chôn cất kịp thời và an toàn.
Các trang trại nuôi lợn ở châu Phi có thể đóng một vai trò khuếch đại sự lây nhiễm do bởi sự hiện diện của dơi ăn quả ở các trang trại. Các biện pháp an toàn sinh học phù hợp nên được thực hiện để hạn chế việc truyền nhiễm. Về RESTV, các thông điệp giáo dục sức khỏe cộng đồng nên tập trung vào việc giảm nguy cơ lây truyền từ lợn sang người như là hậu quả của việc chăn nuôi không an toàn và giết mổ theo tập quán, và việc tiêu thụ không an toàn máu tươi, sữa tươi hoặc mô động vật. Găng tay và quần áo bảo hộ thích hợp khác nên được sử dụng khi xử lý động vật bị bệnh hoặc các mô của chúng và khi giết mổ động vật. Tại các vùng được báo cáo là lợn đã bị nhiễm RESTV, thì tất cả các sản phẩm động vật (máu, thịt và sữa) nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.

Kiểm soát sự lây nhiễm trong cơ sở y tế

Lây truyền vi rút Ebola từ người sang người chủ yếu liên quan đến tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với máu và chất dịch cơ thể. Sự lây nhiễm cho các nhân viên y tế đã được báo cáo khi các biện pháp kiểm soát lây nhiễm  thích hợp đã không được quan sát thấy.

Không phải là luôn luôn có thể xác định được sớm bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola vì các triệu chứng ban đầu có thể không cụ thể. Vì lý do này, điều quan trọng là nhân viên y tế áp dụng biện pháp phòng ngừa đạt chuẩn nhất quán với tất cả các bệnh nhân - bất kể chẩn đoán tình trạng bệnh của họ như thế nào – và xuyên suốt tất cả các hoạt động làm việc. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm vệ sinh tay cơ bản, vệ sinh hô hấp, việc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (tùy theo nguy cơ do sự vấy bẩn hoặc tiếp xúc với các vật liệu bị nhiễm), thực hành tiêm chích và chôn cất an toàn.

Ngoài biện pháp phòng ngừa đạt chuẩn, nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân  đang nghi ngờ hoặc đã xác định bị nhiễm vi rút Ebola nên áp dụng các biện pháp kiểm soát lây nhiễm khác để tránh mọi sự tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của bệnh nhân, cũng như việc tiếp xúc không được bảo vệ trực tiếp với môi trường có thể đã bị ô nhiễm. Khi tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola, nhân viên y tế nên trang bị các thiết bị để bảo vệ khuôn mặt (bằng một tấm màn chắn che kín mặt hoặc mặt nạ y tế và kính bảo hộ), găng tay và áo choàng dài tay không vô trùng, sạch sẽ, (sử dụng găng tay vô trùng đối với một số quy trình).

Nhân viên phòng thí nghiệm cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Các mẫu vật dùng để chẩn đoán lấy từ các trường hợp người và động vật nghi ngờ nhiễm Ebola nên được xử lý bởi đội ngũ nhân viên đã được đào tạo và xử lý trong phòng thí nghiệm trang bị phù hợp.

ỨNG PHÓ CỦA WHO

WHO cung cấp chuyên môn và tài liệu hướng dẫn để hỗ trợ việc điều tra và kiểm soát bệnh.

Các khuyến cáo nhằm kiểm soát sự lây nhiễm trong khi chăm sóc cho các bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định sốt xuất huyết Ebola được cung cấp trong: Khuyến cáo kiểm soát lây nhiễm tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định sốt xuất huyết Filovirus (Ebola, Marburg) được ban hành vào tháng ba năm 2008. Tài liệu này hiện đang tiếp tục được cập nhật.

WHO đã lập nên sự hỗ trợ - đó là tập ký yếu về các biện pháp phòng ngừa đạt chuẩn trong việc chăm sóc sức khỏe (hiện đang được cập nhật). Biện pháp phòng ngừa đạt chuẩn có nghĩa là để làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường máu và các tác nhân gây bệnh khác. Nếu được áp dụng phổ biến, biện pháp phòng ngừa sẽ giúp ngăn chặn hầu hết sự lây truyền qua tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể.

Biện pháp phòng ngừa đạt chuẩn được khuyến cáo trong việc chăm sóc và điều trị tất cả các bệnh nhân bất kể ở tình trạng lây nhiễm đã được xác nhận hoặc chỉ là do cảm nhận. Chúng bao gồm các cấp độ cơ bản của việc kiểm soát sự nhiễm bệnh như vệ sinh tay, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân để tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và chất dịch cơ thể, ngăn ngừa việc đụng phải kim tiêm và thương tích từ các dụng cụ sắc nhọn khác, và một bộ các biện pháp kiểm soát môi trường.

BẢNG: THỜI GIAN CỦA CÁC DỊCH BỆNH CỦA VI RÚT EBOLA TRƯỚC ĐÂY

 NĂM  QUỐC GIA  LOÀI VIRUS EBOLA  SL CA NHIỄM BỆNH SL TỬ VONG
TỈ LỆ TỬ VONG
2012  Cộng hòa dân chủ Công -gô  Bundibugyo  57  29  51%
2012  Uganda    Sudan 7  4  57%
2012  Uganda    Sudan 24  17  71%
2011  Uganda    Sudan 1 1  100%
2008  Cộng hòa dân chủ Công -gô  Zaire  32  14  44%
2007  Uganda  Bundibugyo  149  37  25%
2007  Cộng hòa dân chủ Công -gô  Zaire  264  187  71%
2005  Công-gô  Zaire  12  10  83%
2004  Uganda  Sudan  17  7  41%
11-12/2003  Công-gô  Zaire  35  29  83%
01-04/2003  Công-gô  Zaire  143  128  90%
2001-2002  Công-gô  Zaire  59  44  75%
2001-2002 Gabon Zaire 65 53 82%
2000  Uganda  Sudan  425  224  53%
1996  Nam Phi  Zaire  1  1  100%
7-12/1996  Gabon  Zaire  60  45  75%
01-4/1996  Gabon  Zaire  31  21  68%
1995  Cộng hòa dân chủ Công -gô  Zaire  315  254  81%
1994  Bờ Biển Ngà  Taï Forest  1  0  0%
1994  Gabon  Zaire  52  31  605
1979  Sudan  Sudan  34  22  65%
1977  Cộng hòa dân chủ Công -gô  Zaire  1  1  100%
1976  Sudan  Sudan  284  151  53%
1976  Cộng hòa dân chủ Công -gô  Zaire  318  280  88%

Dịch: Đoàn Thanh Niên Chi Đoàn Hậu Cần