Thứ tư, ngày 08 tháng 05 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Năm 2009
1. Kết quả bước đầu nhân chủng virus dại CVS IP-11 trên tế bào Vero
Võ Tấn Sơn - Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số II
Lê Văn Hiệp, Trần Ngọc Nhơn, Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Thúy Hằng – Viện Vắcxin và Sinh Phẩm Y tế
Tạp chí Y học thực hành, số 10 (680), 2009
TÓM TẮT
Các kết quả chuẩn độ hiệu giá chủng trên chuột và kết quả nhận dạng virus bằng kháng thể kháng ARN gắn huỳnh quang đã cho thấy chủng vắcxin dại CVS IP-11 đã được thích ứng trên tế bào Vero sau 5 lần cấy truyền liên tiếp. Bằng kỹ thuật xác định trình tự gen chưa thấy có sự  thay đổi đặc tính di truyền khi nhân chủng này trên tế bào.
2. Nghiên cứu sản xuất vắcxin cúm A/H5N1 cho người trên trứng gà có phôi từ chủng NIGRG-14 tại viện Vắc xin Nha Trang.
Lê Văn Hiệp, Nguyễn Thị Minh Hiền, Lê Văn Bé, Nguyễn Thị Lan Phương, Trần Ngọc Nhơn, Đặng Thị Hồng Vân.
Viện vắc xin và sinh phẩm y tế
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIX, số 2 (101), 2009.
TÓM TẮT
Đã sản xuất thử nghiệm thành công 5 loạt vắc xin phòng cúm A/H5N1 hấp phụ tá chất Al(OH)3 (FLUVAC) cho người từ chủng NIBRG- 14 trên phôi gà. Tất cả các loạt vắc xin đạt kết quả tốt và đáp ứng miễn dịch cao trên động vật thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang và gà), hiệu giá kháng thể kháng HA đạt mức bảo vệ (từ 40 đến >320 HIU) chiếm tỉ lệ trung bình từ 76,6 – 100%. Bước đầu đã hình thành được qui trình sản xuất và kiểm định vắc xin này tại Viện Vắc Xin và Sinh Phẩm Y Tế.
3. Đánh giá sự tồn lưu huyết thanh kháng uốn ván nguồn gốc ngựa (SAT) và sự hình thành kháng thể kháng IgG ngựa sau tiêm SAT trên súc vật thí nghiệm
Lê Văn Bé, Trần Ngọc Nhơn, Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Minh Hiền, Lê Thị Bích Thủy.
Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế
Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIII, số 6 (105), 2009.
TÓM TẮT
 Tiêm SAT cho 3 nhóm thỏ ( mỗi nhóm 12 con) với các liều tiêm tương ứng ở mỗi nhóm là  0,1IU , 0,2 IU và 0,3 IU trên 1 ml huyết tương thỏ. Kết quả sau 1h nồng độ SAT trong huyết tương thỏ đạt trên ngưỡng bảo vệ của Tổ chức Y tế Thế giới- WHO ( ≥ 0,01IU/m đối với bệnh uốn ván ) và sau 24 giờ nồng độ SAT đạt ngưỡng tối đa (tiệm cận với liều đưa vào). Nồng độ SAT trong những ngày tiếp theo giảm dần và  7 ngày sau ở cả 3 liều tiêm, nồng độ SAT tồn lưu vẫn còn  trên ngưỡng bảo vệ (0,015 ± 0,005 IU/ml;  0,020 ± 0,007 IU/ml và 0,036 ± 0,016 IU/ml. Kháng thể kháng IgG ngựa (kháng SAT) ở cả 3 liều tiêm, sau 8 tuần tương ứng là 0.460 mg/ml, 0.602 mg/ml, 0.813 mg/ml, trong đó ở liều tiêm 0.3 IU/ml có giá trị cao nhất. Liều tiêm SAT 0.2 IU/ml tương đương với liều tiêm 1000 IU cho một người lớn khỏe mạnh cân nặng trung bình 50 – 70 kg có lẽ thích hợp nhất vì nồng độ SAT tồn lưu sau 1 tuần (0.02 IU/ml) vẫn đảm bảo khả năng trung hòa độc tố uốn ván và giảm thiểu nguy cơ phản ứng phụ vì  kháng thể kháng IgG ngựa thấp hơn (0,602 mg/ml) so với  liều tiêm 0,3 IU/ml ( 0,813 mg/ml).
4. Nghiên cứu đáp ứng kháng thể trên súc vật thí nghiệm miễn dịch với vắc xin cúm A/H5N1 sản xuất tại Viện vắc xin và sinh phẩm y tế
Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Văn Hiệp, Nguyễn Thị Minh Hiền, Huỳnh Thị Thanh Xuân.
Viện Vắc xin và sinh phẩm Y tế
Kỷ yếu hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc - Khu vực phía nam, 2009
TÓM TẮT
Tỉ lệ súc vật thí nghiệm có đáp ứng và hiệu giá kháng thể kháng HA (hiệu giá HI) trung bình của nhóm vắc xin cúm hấp phụ cao hơn nhóm vắc xin cúm không hấp phụ (p<0,01)
Hiệu giá HI đạt tối đa ở ngày thứ 30 sau khi miễn dịch đủ với 2 liều vắc xin hấp phụ nhôm( Al(OH)3- 1mg/ml). Tỉ lệ có đáp ứng và hiệu giá kháng thể phụ thuộc vào hàm lượng kháng nguyên hemaglutinin (HA)có trong vắc xin. 100% súc vật thí nghiệm có hiệu giá kháng thể bảo vệ (1/40) nếu hàm lượng kháng nguyên HA trong vắc xin 4µg/ liều trở lên, hàm lượng kháng nguyên ³ 5 µg/ liều duy trì tỉ lệ súc vật có đáp ứng kéo dài đến 90 ngày với mức hiệu giá kháng thể cao gấp 2,5 lần mức kháng thể bảo vệ tối thiểu.