Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Năm 2005
1. Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT)
Lê Văn Hiệp và cs
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XV, số 4 (75), 2005
TÓM TẮT
Trong 2 năm (2002-2003) Viện Vắc xin đã hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT) nhờ áp dụng một số kỹ thuật mới như dùng độc tố tinh chế ở giai đoạn miễn dịch nhắc lại, lấy máu truyền hồng cầu lại cho ngựa, tinh chế bằng TFF và axít Caprylic. Kết quả số lượng SAT thu được tăng từ 2 – 4 lần so với năm 2001, có chất lượng cao (giảm N-protein xuống còn 60,24 mg/ml), sản phẩm không còn albumin, màu sắc trong suốt.
2. Xây dựng công nghệ sản xuất vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại Viện vắc xin Nha Trang.
Lê Văn Hiệp, Lê Văn Bé, Đặng Hồng Vân và cs.
Viện Vắc xin Nha Trang
Tạp chí Y học dự phòng, tập XV, số 6 (78), 2005.
TÓM TẮT
Từ những năm 1990 đến nay, Viện vắc xin Nha Trang – Đà lạt đã cung cấp hằng trăm triệu liều vắc xin DPT, TT, BCG và thương hàn vi đảm bảo chất lượng cho chương trình TCMR.
3. Bước đầu đánh giá hàm lượng kháng thể trong trứng gà
Lê Văn Hiệp, Đặng Thị Hồng Vân
Viện Vắc xin và chế phẩm sinh học
Tạp chí Y học thực hành, số (523), 2005
TÓM TẮT
Nhằm tiếp cận một phương pháp sản xuất kháng huyết thanh mới, chúng tôi tiến hành đánh giá hàm lượng kháng thể lấy từ trứng gà có so sánh với IgG từ máu ngựa và thỏ. Kết quả cho thấy khả năng tạo kháng thể từ trứng gà có giá trị kinh tế cao hơn so với máu ngựa và thỏ.
Có thể dùng phương pháp tủa PEG để chiết tách và tinh chế kháng thể từ trứng gà.
4. Bước đầu nghiên cứu sản xuất kháng thể kháng F1 dịch hạch gắn hồng cầu cừu đông khô.
Phan Bổn, Đào Xuân Vinh
Viện Vắc xin và các chế phẩm sinh học, cơ sở II- Đà Lạt
Tạp chí Y học thực hành, số (523), 2005
TÓM TẮT
Kháng thể kháng F1 dịch hạch gắn hồng cầu cừu đông khô được sản xuất tại Viện Vắc xin Đà Lạt đạt yêu cầu về vật lý, vô trùng và nhận dạng được kháng nguyên F1 gắn hồng cầu cừu của Liên bang Nga.
5. Bước đầu nghiên cứu khả năng đáp ứng miễn dịch của Ngựa đối với rắn cạp nong (Bungarus fasciatus)
Nguyễn Ái Thưởng, Lê Văn Bé, Trần Văn Tửu, Lê Bá Bút và cs
Viện Vắc xin và các chế phẩm sinh học
Tạp chí Y học thực hành, số (523), 2005
TÓM TẮT
Nghiên cứu qui trình gây miễn dịch trên ngựa để sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) có hiệu giá trên 40 IU/ml, sử dụng để tinh chế sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn để phục vụ nạn nhân bị rắn cap nong cắn ở Việt Nam.
6. Xác định hoạt tính của kháng nguyên độc tố ho gà (PT) trên tế bào CHO/K1 (Chinease Hamster Ovary cell)
Lê Văn Hiệp, Nguyễn Thị Lan Phương, Trần Ngọc Nhơn, Lê Thị Bích Thủy.
Viện Vắc xin và các chế phẩm sinh học
Tạp chí Y học thực hành, số (523), 2005
TÓM TẮT
Thử nghiệm xác định hoạt tính của PT trên tế bào đã được xây dựng và bước đầu đã được chuẩn hóa cho thấy đạt độ nhạy và độ lặp lại cao. Kết quả thu được từ phương pháp chuẩn độ trên tế bào có tương quan với hoạt tính của PT khi thử trên chuột bằng thử nghiệm gây kích hoạt bạch cầu.
7. Sử dụng tế bào Vero để xác định tính độc đặc hiệu và tính hồi độc của giải độc tố bạch hầu.
Trần Ngọc Nhơn, Lê Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Thu Hoa.
Viện Vắc xin Nha Trang
Tạp chí Y học thực hành, số (523), 2005
TÓM TẮT
Phương pháp xác định tính độc đặc hiệu và tính hồi độc của giải độc tố bạch hầu trên tế bào Vero dễ thực hiện, đủ nhạy để phát hiện độc tố bạch hầu còn tồn du trong giải độc tố.
Các yếu tố độc không đặc hiệu có thể loại trừ dễ dàng bằng cách ly giải 3 – 4 ngày trong nước muối sinh lý.
8. Bước đầu thử nghiệm tinh chế các thành phần kháng nguyên ho gà
Lê Văn Hiệp, Đặng Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Lan Phương.
Viện Vắc xin và các chế phẩm sinh học
Tạp chí Y học thực hành, số (523), 2005
TÓM TẮT
Tiến hành tinh chế hai thành phần kháng nguyên ho gà : Pertussis toxin (PT) và Filamentous haemagglutinin (FHA) bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion trên gel: CM- Sepharose CL- 6B. Cả hai thành phần cùng gắn trên cùng một loại gel nhưng được chiết tách bằng quá trình giải hấp khác nhau. Sản phẩm sau khi tinh chế vẫn giữ nguyên hoạt tính sinh học.
9. Nghiên cứu sản xuất BCG sống – đông khô đậm độ cao (Im. BCG) dùng trong miễn dịch trị liệu khối u.
Lê Kim Hòa, Bùi Tấn Đợi, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Tuyết, Huỳnh Thanh Xuân.
Viện Vắc xin và các chế phẩm sinh học
Tạp chí Y học thực hành, số (523), 2005
TÓM TẮT
Cơ sở sản xuất vắc xin BCG – Viện Vắc xin và chế phẩm sinh học Nha Trang – Đà Lạt đã sản xuất thành công BCG sống – đông khô 37,5 mg/ống (Im.BCG) đạt tiêu chuẩn của Trung tâm quốc gia kiểm định sinh phẩm Y học và Tổ chức Y tế thế giới. BCG sống – đông khô 37,5 mg/ống (Im.BCG) đạt các yêu cầu về vô khuẩn và an toàn. Đơn vị sống đạt 2,61 ± 0,55 x 108 đvs/ống, tỉ lệ ổn định nhiệt 54,54 ± 9,45%, mật độ quang học 0,37 ± 0,02, mật độ phân tán 1,20 ± 0,11 và độ ẩm tồn dư đạt 2,19 ± 0,25%.
10. Nghiên cứu qui trình gây miễn dịch nâng cao hiệu giá huyết thanh thô kháng dại.
Nguyễn Ái Thưởng, Lê Văn Bé, Lê Văn Hiệp, Trần Văn Tửu, Nguyễn Văn Minh và cs.
Viện Vắc xin và các chế phẩm sinh học
Tạp chí Y học thực hành, số (523), 2005
TÓM TẮT
Cải tiến qui trình để nâng cao hiệu giá và chất lượng huyết thanh kháng dại thô, là bước đầu tiên để sản xuất huyết thanh kháng dại đạt kết quả chất lượng cao, tạo sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
11. Sử dụng 4 chủng chuẩn để kiểm tra chất lượng môi trường – một bước tiến mới trong thử nghiệm vô trùng.
Nguyễn Công Bảy, Lê Thị Mỹ Dung và cs
Viện Vắc xin và các chế phẩm sinh học
Tạp chí Y học thực hành, số (523), 2005
TÓM TẮT
Sử dụng 4 chủng chuẩn để kiểm tra chất lượng môi trường thay thế cho phương pháp dùng 1 chủng Alcaligene faecalis làm tăng độ tin cậy về chất lượng môi trường. Chủng  được đông băng có độ sống rất ổn định trong 12 tháng bảo quản, tỷ lệ sống cao. Môi trường được kiểm tra bằng 4 chủng có kết quả độ nhạy tốt.