Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Năm 2004
1. Xây dựng chương trình khóa phân loại nhanh vi khuẩn và nấm gây nhiễm vắc xin trên máy vi tính.
Lê Văn Hiệp và Hoàng Minh Hưng
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIV, số 2 +3 (66), 2004
TÓM TẮT
Đã xây dựng một chương trình thích hợp trên cơ sở sử dụng khóa phân loại nhanh tự tạo và ngôn ngữ SQL trong Ms.Access phục vụ hiệu quả công tác kiểm định vô khuẩn các vắc xin, sinh phẩm, triển vọng có thể ứng dụng lớn hơn trong công tác quản lý sản xuất theo GMP sau này.
2. Sử dụng thimerosal trong vắc xin, những hành động khác nhau của Hoa Kỳ và một số quốc gia Châu âu.
Dương Hữu Thái.
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIV, số 6 (70), 2004.
TÓM TẮT
Những lo ngại về an toàn của vắc xin đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách tiêm chủng quan tâm đồng thời nguy cơ tiềm ẩn của vắc xin và nguy cơ hiện tại của các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Chuyên gia các nước có quan điểm khác nhau với vấn đề này nhờ những hiểu biết mới đây về an toàn vắc xin. Nghiên cứu này tìm hiểu hành động khác nhau của Hoa Kỳ và một số nước Châu âu (Pháp, Hy Lạp, Ailen) về vấn đề liên quan đến an toàn vắc xin-  nồng độ thủy ngân trong chất bảo quản thimerosal.
3. Đánh giá bước đầu sản xuất vắc xin uốn ván (01 liều) không có Merthiolate.
Dương Hữu Thái, Lê Văn Bé, Lê Đức Tâm, Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Văn Hiệp và cs.
Viện Vắc xin và các chế phẩm sinh học
Tạp chí Y học dự phòng, tập 4(67), phụ bản 2004
TÓM TẮT
Sản xuất 10 lô vắc xin uốn ván (01 liều) không có chất bảo quản Merthiolate tại Viện Vắc xin Nha Trang đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau 18 tháng bảo quản ở +20C đến +80C. Không có sự khác biệt về chất lượng so với lô đối chứng sản xuất theo qui trình hiện hành
4. Kết quả bước đầu sử dụng 3 chủng chuẩn quốc tế vào kiểm tra độ nhạy môi trường trong thử nghiệm vô trùng.
Nguyễn Công Bảy, Đinh Thị Huệ, Huỳnh Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Văn Hiệp và cs.
Viện Vắc xin Nha Trang
Tạp chí Y học dự phòng, tập 4 (67), phụ bản 2004
TÓM TẮT
Ba chủng chuẩn quốc tế nhận từ Trung tâm Kiểm định Quốc gia được đông băng để kiểm tra độ nhạy môi trường. Sau 7 tháng các chủng này vẫn giữ độ sống ổn định và có khả năng hồi phục tốt trong môi trường canh thang thioglycolate và soybean – casein.
5. Sử dụng chuột DDY trong kiểm định vắc xin DPT
Nguyễn Thị Lan Phương, Ngô Phú, Lê Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trần Ngọc Nhơn, Hoàng Minh Hưng, Lê Kim Hòa, Lê Văn Hiệp.
Viện vắc xin Nha Trang
Tạp chí Y học dự phòng, tập 4(67), phụ bản 2004
TÓM TẮT
So sánh kết quả công hiệu thành phần ho gà, bạch hầu và thử nghiệm tăng trọng chuột xác định tính an toàn đặc hiệu của thành phần ho gà thực hiện trên dòng chuột DDY và dòng chuột Swiss địa phương cho thấy dòng chuột DDY đáp ứng với ho gà nhạy hơn và phân bố kháng thể kháng bạch hầu đồng đều hơn so với dòng chuột Swiss.
6. Ứng dụng kỹ thuật ELISA ức chế xác định glycoprotein và công hiệu vắc xin dại.
Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Minh Hiền, Trần Ngọc Nhơn
Viện Vắc xin Nha Trang
Tạp chí Y học dự phòng, tập 4(67), phụ bản 2004
TÓM TẮT
Elisa là phương pháp có độ nhạy cao, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh và ít tốn kém hơn so với thử nghiệm trên súc vật. Việc ứng dụng kỹ thuật này để xác định công hiệu vắc xin dại trong qui trình sản xuất là rất cần thiết. Chúng tôi đã xác định những điều kiện tối ưu cho phản ứng và tiến hành kiểm tra công hiệu vắc xin dại cả 2 phương pháp Habel và Elisa. Kết quả ban đầu cho thấy 10 loạt vắc xin dại đạt tiêu chuẩn về công hiệu theo phương pháp Habel thì cũng đạt công hiệu theo phương pháp Elisa.