1. Kết quả bước đầu sử dụng formol 0,1% trong qui trình sản xuất vắc xin ho gà.
Phan Thị Tuyết, Lê Văn Bé, Nguyễn Duy Tư, Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Minh Hiền, Lê Văn Hiệp.
Viện Vắc xin Nha Trang - Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 1 (58), 2003
TÓM TẮT
Sản xuất thử nghiệm 3 loạt vắc xin có cải tiến qui trình bất hoạt và giải độc bằng việc sử dụng formol 0.1% đạt yêu cầu cao về an toàn hơn so với chứng thông qua thử nghiệm tăng trọng chuột (MVG) và chỉ số bạch cầu chuột (LPF)
2. Nghiên cứu hỗn hợp Vacxin bốn thành phần Bạch hầu – Ho gà - Uốn ván – Viêm màng não (DPT-HIB) dạng nước.
Nguyễn Thị Kê, Lê Văn Hiệp, Lê Văn Bé, Lê Kim Hòa, Huỳnh Ánh Hồng, Nguyễn Đức Thịnh, Lê Đức Tâm, Nguyễn Thị Thế Yến, Phan Thị Tuyết, Nguyễn Đình Bảng, Hoàng Thị Hồng.
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà lạt
Trung tâm quốc gia kiểm định các chế phẩm sinh học, Hà Nội.
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Viện Vắc xin đã xây dựng được quy trình và sản xuất thành công vắc xin hỗn hợp bốn thành phần Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm màng não (DTP – HIB) dạng nước đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn dược điển châu Âu và Tổ chức Y tế thế giới.
3. Sản xuất vắc xin ho gà bằng nồi nuôi cấy D300 số 00171/99.
Phan Thị Tuyết, Nguyễn Duy Tư, Chế Đoàn Quang, Lê Văn Bé và Lê Văn Hiệp.
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Đã sản xuất bốn lô vắc xin DTP phối hợp bằng nước cốt vắc xin ho gà trên nồi lên men D300, đạt tiêu chuẩn về an toàn và công hiệu theo tiêu chuẩn của WHO và Trung tâm Quốc gia kiểm định, Hà Nội.
4. Sản xuất vắc xin bạch hầu- uốn ván (Td) trên qui mô bán công nghiệp.
Dương Hữu Thái, Lê Văn Hiệp, Lê Văn Bé, Võ Văn Đức và Lê Đức Tâm.
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Vắc xin Bạch hầu – Uốn ván (Vắc xin Td) đã được sản xuất trên qui mô bán công nghiệp tại Viện Vắc xin Nha Trang, 13 lô sinh phẩm đều đạt tiêu chuẩn qui định của quốc gia và WHO. Công hiệu của thành phần uốn ván (T) có giá trị trung bình 175,08 IU/ml ± 42,36. Công hiệu của thành phần bạch hầu (d) có giá trị trung bình 37,00 IU/ml ± 9,30. Hiện vắc xin này đang được thử nghiệm thực địa trên người.
5. Nghiên cứu chế tạo vắc xin BCG mẫu chuẩn địa phương.
Lê Kim Hòa, Bùi Tấn Lợi, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Tuyết, Huỳnh Thanh Xuân, và Nguyễn Thành Tín.
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Đã sản xuất thành công vắc xin BCG mẫu chuẩn địa phương (5 mg/ống) đạt tiêu chuẩn, có đơn vị sống đạt 3,33 ± 0,51x 106 đvs/ống, tỉ lệ ổn định nhiệt 78,8 ± 4,77%, mật độ quang học 0,23 ± 0,18, mật độ phân tán 1,11 + 0,075 và độ ẩm tồn dư đạt 2,15 ± 0,21%.
6. Chất lượng và tính ổn định của vắc xin BCG sống đông khô.
Huỳnh Thị Thanh Xuân, Lê Thị Mỹ Dung, Nguyễn Công Bảy.
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Qui trình sản xuất và chất lượng của vắc xin BCG sản xuất tại Viện Vắc xin Nha Trang có tính ổn định cao; sau 36 tháng bảo quản ở 4oC vắc xin BCG vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và có độ sống trung bình là 1,76 ± 0,62 x 106 đvs/mg (tỷ lệ sống trung bình còn 59,68%). Khuyến nghị tăng hạn dùng của vắc xin BCG sản xuất tại Viện từ 24 tháng lên 30 tháng.
7. Đánh giá chất lượng 10 loạt huyết thanh kháng dại tinh chế sản xuất trong năm 2002 và 2003
Nguyễn Văn Bình, Lê Văn Hiệp, Lê Văn Bé, Bùi Văn Sơn và Phan Minh Phương
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Sản xuất huyết thanh kháng dại trong 2 năm qua của Viện Vắc xin đã đạt kết quả chất lượng cao hơn do áp dụng quy trình tinh chế mới (huyết thanh trắng trong, hàm lượng protein thấp dưới 60 mg/ml) và mỗi loạt tinh chế được 5000 – 7000 lọ.
8. Sản xuất kháng huyết thanh uốn ván tinh chế loại 10.000 IU dùng trong điều trị
Lê Văn Hiệp, Nguyễn Văn Bình, Lê Văn Bé, Bùi Văn Sơn và Phan Minh Phương
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Bằng những cải tiến trong quy trình gây miễn dịch cho ngựa và quy trình sản xuất huyết thanh kháng độc tố uốn ván tinh chế loại 1500 IU/ml, viện Vắc xin đã sản xuất huyết thanh kháng uốn ván tinh chế 10.000 IU dùng cho điều trị với chất lượng tốt: đạt tiêu chuẩn cơ sở và WHO, hàm lượng protein thấp dưới 70 mg/ml, và hiệu giá trung bình ³ 3000 IU/ml.
9. Nghiên cứu thử nghiệm trên người huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất (Naja kaouthia) và huyết thanh kháng nọc rắn lục tre (Trimeresurus albolabris)
Lê Đức Tâm, Nguyễn Thị Kê, Lê Văn Bé, Lê Văn Hiệp
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Vũ Văn Đính, Nguyễn Kim Sơn
Khoa cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai
Nguyễn Danh Sinh và Trần Văn Hoàng
TT Nuôi trồng NC chế biến dược liệu Quân khu 9.
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất tinh chế (Naja kaouthia) và huyết thanh kháng nọc rắn lục tre tinh chế (Trimeresurus albolabris) được sản xuất tại Viện Vắc xin Nha Trang. Đã được thử nghiệm trên người cho thấy phản ứng phụ không đáng kể, sốc phản vệ thấp (1,6%). Hiệu lực điều trị khỏi bệnh của huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất đạt 100% và rắn lục tre đạt 97,3%.
10. Hoàn thiện quy trình tinh chế huyết thanh kháng độc tố uốn ván
Vũ Thu Hương, Lê Văn Hiệp và Bùi Văn Sơn
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt.
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003.
TÓM TẮT
Xác định được nhiệt độ, nồng độ và pH thích hợp cho việc tẩy màu huyết thanh tinh chế bằng axit caprylic nhằm hoàn thiện quy trình tinh chế để nâng cao chất lượng của huyết thanh kháng uốn ván, tiết kiệm thời gian sản xuất.
11. Tính ổn định của kháng huyết thanh ho gà đơn giá đặc hiệu sản xuất tại Viện vắc xin cơ sở II Đà lạt
Nguyễn Thị Hòa, Phan Bổn và Đào Xuân Vinh
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Ba loạt kháng huyết thanh ho gà đơn giá đặc hiệu sản xuất tại Viện Vắc xin sau 2 năm bảo quản ở nhiệt độ 4oC và sau 4 tuần bảo quản ở nhiệt độ phòng (24oC – 26oC) đã được kiểm tra cho thấy, chế phẩm không thay đổi chất lượng về cả tính đặc hiệu lẫn độ nhạy.
12. Tạo dòng và xác định trình tự gen mã hóa độc tố bạch hầu của chủng Corynebacterium diphtheriae – sản xuất tại Viện vắc xin và chế phẩm sinh học
Đặng Hồng Vân, Lê Thị Loan, Phan Thị Tuyết, Nguyễn Ái Thưởng, Trần Thị Phương Thủy, Trần Ngọc Nhơn, Ngô Tiến Dũng, Cao Quang Minh, Nguyễn Độ, Bạch Thị Như Quỳnh*, Dương Hồng Quân*, Lê Văn Bé, Lê Kim Hòa, Lê Văn Hiệp, Đinh Duy Kháng*.
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
*Viện Công nghệ Sinh học, Hà nội.
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Đã sử dụng kỹ thuật PCR với 2 cặp mồi khuếch đại hai đoạn ADN thuộc đầu 5’ và 3’ gen mã hóa độc tố bạch hầu của chủng Corynebacterium diphtheriae. Sau khi tạo dòng và xác định trình tự vị trí giới hạn, hai đoạn gen riêng biệt này đã nối lại thành gen hoàn chỉnh. Trình tự gen đã được dịch mã sang protein. Kết quả đã được đăng ký tại Ngân hàng dữ liệu Gen quốc tế.
13. Ứng dụng kỹ thuật ELISA xác định nhanh hiệu giá huyết thanh kháng dại.
Nguyễn Thị Minh Hiền, Trần Ngọc Nhơn, Nguyễn Hoàng Oanh và Đỗ Minh Sĩ*
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
* Đại học Khoa học Tự nhiên TP.Hồ Chí Minh.
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Thời gian kiểm tra hiệu giá huyết thanh kháng dại bằng phương pháp trung hòa kéo dài, tốn kém nhiều súc vật thí nghiệm và công chăm sóc. Kỹ thuật ELISA được sử dụng để xác định nhanh hiệu giá huyết thanh kháng dại. Kết quả cho thấy có mối tương quan cao (r=0,845) giữa phương pháp ELISA và phương pháp trung hòa trên chuột.
14. Đánh giá quy trình đông khô Superferon
Võ Văn Đức, Lê Văn Hiệp, Lê Văn Bé, Lê Đức Tâm và Dương Hữu Thái
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Superferon – đông khô với hàm lượng 3.106 IU/lọ được pha chế và đông khô trên qui mô bán công nghiệp tại Viện Vắc xin Nha Trang. Qua 9 lô sinh phẩm luôn đạt tiêu chuẩn qui định quốc gia và WHO. Hoạt tính chống vi rút ³ 3.106 IU/lọ. Kiểm tra độc tính trên tế bào nuôi không làm thoái hóa tế bào và tính nguyên gốc thì đồng dạng interferon của người. Thử nghiệm chất gây sốt trên thỏ giá trị nhiệt độ tăng trung bình 0,61± 0,19°C, thử nghiệm an toàn trên chuột nhắt trọng lượng tăng trung bình 4,10±0,42 g/con và không có chuột chết, độ ẩm tồn dư 2,38±0,66%. Như vậy quy trình đông khô hiện nay ổn định và sản phẩm đạt chất lượng.
15. Thẩm định chất lượng về vận hành quy trình đóng ống vắc xin BCG sống đông khô tại Viện vắc xin
Trần Thị Phương Thủy, Lê Kim Hòa, Nguyễn Thành Tín, Nguyễn Thị Nga
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Đã thẩm định chất lượng về vận hành quy trình đóng ống vắc xin BCG, tiến hành thẩm định 3 lô sản xuất liên tục (lô 386, 387, 388) đạt tiêu chuẩn cho thấy quy trình đóng ống vắc xin BCG của Viện Vắc xin hoạt động ổn định và bảo đảm yêu cầu về chất lượng vắc xin.
16. Xây dựng quy trình kiểm tra hàm lượng SO42- trong huyết thanh tinh chế
Vũ Thu Hương, Lê Ngọc Khánh, Bùi Văn Sơn, Tô Hồng Vân
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Dựa trên nguyên tắc đo độc đục : định tính – SO42- tủa với Ba2+, định lượng với huyết thanh tinh chế (HTTC) – tủa với TCA, ly tâm, lấy nước nổi thử với viên đo độ đục sulfate. Tác giả đề nghị được ứng dụng trong kiểm định HTTC.
17. Kết quả kiểm tra vô trùng sinh phẩm trong 11 năm (1992-2002)
Lê Văn Hiệp, Đinh Thị Huấn
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Trong 11 năm tỷ lệ nhiễm trùng sinh phẩm là 0,45%, đặc biệt trong 3 năm gần đây là 0,1%.
18. Thẩm định thử nghiệm sinh học áp dụng trong kiểm định vắc xin và huyết thanh.
Nguyễn Thị Lan Phương
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Đã đề cập đến nguyên tắc, nội dung thẩm định sinh học trong kiểm định vắc xin và huyết thanh và một số kết quả thẩm định thực hiện tại phòng Kiểm định Viện Vắc xin về vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván.
19. Phản ứng phụ của vắc xin DPT
Lê Văn Bé (dịch)
Viện Vắc xin Nha Trang – Đà Lạt
Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 6 (63), 2003
TÓM TẮT
Đã trình bày về các phản ứng phụ do các thành phần, các loại vắc xin DPT sau khi tiêm chủng.