Nhập viện trong tình trạng đau nhức, sưng nề cẳng chân phải, người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm đông máu tại giường và xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Kết quả cho thấy người bệnh có rối loạn đông máu nặng, tiểu cầu giảm. Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm và khám lâm sàng, các bác sĩ đã hội chẩn toàn viện.
Hiện, tình trạng người bệnh ổn định, điều trị đáp ứng tốt, hết sưng nề tại vị trí vết cắn, xét nghiệm đông máu và tiểu cầu bình thường.
Trước đây những người bệnh bị rắn hổ mang và rắn lục cắn thường phải chuyển về Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vì không có huyết thanh kháng nọc rắn. Hiện, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã triển khai điều trị huyết thanh kháng nọc ở một số loại rắn thường gặp như: rắn lục, rắn hổ mang…
Các bác sĩ BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khuyến cáo người dân khi bị rắn cắn cần nhanh chóng sơ cứu rửa vết rắn cắn dưới vòi nước chảy, bất động vị trí bị cắn, đặt thấp hơn so với tim và khẩn trương đến bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời.
Việc phối hợp cùng các bệnh viện tuyến trên trong việc triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao không chỉ nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị của Bệnh viện, góp phần giảm tải cho tuyến trên mà tạo điều kiện cho người dân có môi trường điều trị tốt nhất ngay tại y tế địa phương.
Nguồn: Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu sống bệnh nhân bị rắn lục cắn (suckhoedoisong.vn)