Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
9 trẻ em mất mạng mới ngừng sử dụng vaccine Quinvaxem
Dù đã liên tiếp xảy ra những trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine “5 trong 1” Quinvaxem, Bộ Y tế vẫn luôn cho rằng vaccine này an toàn, đạt chất lượng. Thế rồi, ngày 4.5, Bộ Y tế đã bất ngờ ra công văn khẩn tạm ngừng sử dụng vaccine này. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, đó là một quyết định chậm trễ.
 Quyết định “khẩn”, nhưng không rõ lý do

Ngày 4.5, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế đã phát công văn khẩn về việc tạm ngừng sử dụng vaccine “5 trong 1” Quinvaxem. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố, BQLDA tiêm chủng mở rộng và các trung tâm y tế dự phòng... phải tạm ngừng ngay việc sử dụng vaccine Quinvaxem trong dự án tiêm chủng mở rộng.

Công văn có nêu: “Căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế ngày 27.4.2013” và “để đảm bảo an toàn cho người sử dụng” nên Cục Quản lý dược đưa ra thông báo trên. Dư luận đặt câu hỏi vì sao Bộ Y tế lại không  thông báo rõ lý do vì sao phải tạm ngừng sử dụng vaccine Quinvaxem?
 

Từ tháng 11.2012 đến tháng 4.2013, các phương tiện truyền thông liên tiếp đưa tin những trẻ bị tử vong, tai biến sau khi tiêm vaccine Quivaxem và các sở y tế đã ghi nhận có 9 trẻ tử vong. Theo thông tin từ ngành y tế, vaccine “5 trong 1” Quinvaxem được đưa vào chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng từ tháng 6.2010, tiêm miễn phí cho trẻ 2-3 và 4 tháng tuổi. Vaccine này do Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) tài trợ đến hết năm 2015. Hơn 2 năm qua, Việt Nam nhập về gần 15 triệu liều và đã sử dụng hơn 11 triệu liều. Trong số 42 lô vaccine Quinvaxem nhập về thì đã có trên 20 lô sau khi tiêm cho trẻ xuất hiện các phản ứng.

Trả lời về nguyên nhân gây tử vong, đại diện Bộ Y tế và đại diện của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đều cho rằng: Chưa tìm thấy bằng chứng về sự liên quan của vaccine... Bộ Y tế đã đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tái kiểm định toàn diện loại vaccine này và kết quả là vaccine vẫn đảm bảo an toàn. Dựa trên kết quả đó, Bộ Y tế lại cho phép sử dụng vaccine này. Nhưng ngày 4.5, Bộ Y tế phát lệnh tạm dừng sử dụng vaccine Quinvaxem có thể coi là quyết định bất ngờ và không rõ lý do.

Phải chăng vì thuốc giá rẻ nên “nhắm mắt” sử dụng?

GS-TS Nguyễn Trần Hiển - Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng - cho biết, tỉ lệ phản ứng sau tiêm vaccine Quinvaxem thống kê ở Việt Nam là 0,69/1 triệu liều (tỉ lệ nặng) và 0,17/1 triệu liều (tỉ lệ tử vong). Vậy mà trong 6 tháng qua có tới 9 trẻ tử vong mà giới chuyên môn vẫn khẳng định “tỉ lệ tai biến nằm trong ngưỡng cho phép là 1/1 triệu mũi tiêm” thì thật khó tin?
 

Đằng sau hàng loạt ca tai biến nghiêm trọng này là gì? Đó là vì vaccine giá rẻ được tài trợ nên không thể không dùng? Để phân trần cho việc “phải” dùng loại vaccine giá rẻ (gần 100.000đ/mũi) này, đại diện Bộ Y tế nói, vaccine Quinvaxem được WHO khuyến cáo sử dụng và hiện đang sử dụng phòng bệnh ở 90 quốc gia. Chúng ta  phụ thuộc vào các nguồn tài trợ vaccine Quinvaxem trị giá tới 38,5 triệu USD, từ chối nhận viện trợ thì trong tương lai có thể sẽ khó khăn trong việc tiếp tục nhận nguồn viện trợ từ tổ chức GAVI... vì thời gian tới có thể GAVI sẽ viện trợ Việt Nam vaccine ngừa bệnh rubella và tiêu chảy do rotavirus...

Không biết có phải bởi nguồn tài trợ quá lớn mà ngành y tế lại không quan tâm đến chuyện Hàn Quốc - nước sản xuất Quinvaxem - đã không sử dụng vaccine này vì nó có chứa thành phần ho gà vaccine toàn tế bào dễ gây phản ứng cho cơ địa trẻ. Chính nhà sản xuất vaccine này đã cảnh báo phải cân nhắc hết sức cẩn thận bởi có rất nhiều tác dụng phụ sau tiêm như: Sốt 40 độ C; đột quỵ hoặc sốc...
 

Cũng chính WHO thông báo rằng, vaccine Quinvaxem được phân phối tại Ấn Độ đã gây tử vong cho ít nhất 5 trẻ tại Sri Lanka, 8 trẻ tại Bhutan và ít nhất 3 trẻ tại Pakistan. Chính quyền Sri Lanka đã thu hồi lô vaccine vào năm 2008 sau khi ghi nhận 25 trường hợp có phản ứng phụ gây hại nghiêm trọng, trong đó có 5 ca tử vong và Bhutan đã ngừng sử dụng loại vaccine này sau 2 tháng đưa vào sử dụng trong tháng 7.2009 sau khi xảy ra 8 ca tử vong...
 

Vì sao Bộ Y tế không đưa ra quyết định ngừng sử dụng vaccine Quinvaxem sớm hơn để 9 trẻ em không phải bỏ mạng, hàng chục trẻ em không bị phản ứng sau khi tiêm? Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, Bộ Y tế cần phải ngừng hẳn loại vaccine này chứ không nên tạm ngừng, không nên đánh đổi tính mạng trẻ vì bất cứ lý do gì.  
 

Sử dụng vaccine đơn liều để thay thế Quinvaxem
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, VN sử dụng khoảng 4,5 triệu liều vaccine Quinvaxem để phòng ngừa 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib cho 1,5 triệu trẻ em dưới 1 tuổi. Sau khi dừng sử dụng vaccine Quinvaxem, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn về phương án vaccine thay thế Quinvaxem. Đại diện Cục Quản lý dược cho rằng, có thể thay thế bằng các loại vaccine viêm gan B, Hib đơn liều và vaccine phối hợp ngừa ba bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván hoặc có thể nhập khẩu vaccine tương tự Quinvaxem có chất lượng tốt hơn để thay thế. 
N.P

Dừng Quinvaxem, phải ưu tiên vaccine đơn lẻ cho các vùng nguy cơ cao 
Theo GS-TS Trịnh Quân Huấn - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế:  Quinvaxem là một trong số 11 vaccine được sử dụng trong tiêm chủng mở rộng ở VN. Hiện tại, chỉ còn khoảng vài chục nghìn liều vaccine này. Đây là vaccine phòng 5 bệnh phối hợp, trong đó có bệnh ho gà. Bản thân độc tố ho gà dễ gây phản ứng mạnh nhất. Trong trường hợp ngừng sử dụng Quivaxem, nhu cầu sử dụng các loại vaccine đơn lẻ khác phòng 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib tăng cao thì việc tiêm sẽ phải ưu tiên những vùng có nguy cơ cao hơn”.     
Ng.H

Video/Clip
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEBSITE