Đánh giá nguy cơ của Tổ chức Y tế thế giới WHO về sự lây nhiễm sang người của vi rút cúm A(H7N9) ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tóm tắt
Theo báo cáo của Uỷ ban sức khoẻ quốc gia và Trung tâm kế hoạch hoá gia đình Trung Quốc, đến thời điểm hiện tại có 131 ca nhiễm cúm A(H7N9) ở người, 32 trường hợp tử vong. Cùng với nó, có 1 ca người Đài Loan sau khi đi du lịch ở Giang Tô, Trung Quốc trở về nhiễm cúm A(H7N9). Các ca nhiễm không phân biệt nam, nữ, độ tuổi.
Đến nay chưa hiểu kỹ về vi rút này về nguồn bệnh lưu hành ở gia cầm, nguồn phơi nhiễm chính, phương thức gây bệnh. Tuy nhiên, sự nhiễm bệnh ở người có liên quan đến phơi nhiễm do tiếp xúc với gia cầm sống hoặc môi trường bị ô nhiễm với các phát hiện sau đây:
- Vi rút tìm thấy ở người có gen tương tự với gen của vi rút được tìm thấy trong gia cầm và ở những chợ bán chim sống.
- Hầu hết các ca nhiễm ở người có tiếp xúc với gia cầm, đa số là gà.
- Vi rút này được tìm thấy trong gia cầm tại các chợ bán chim sống.
- Số lượng các ca nhiễm ở người giảm sau khi đóng cửa chợ buôn bán gia cầm sống.
Ổ chứa vi rút này đang tồn tại mà vẫn chưa biết rõ là ở chim nuôi, chim hoang dã hay ở các loài động vật có vú. Có chùm ca bệnh ở 2 gia đình nhưng chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người.
- Giám sát trên 2000 đối tượng, có rất ít ca nhiễm bệnh.
- Trong tháng 3 và tháng 4, kiểm định trên 20,000 người có triệu chứng bệnh cúm chỉ có 6 trường hợp dương tính với vi rút cúm A(H7N9). Phát hiện này cho phép nghĩ rằng mức độ nhiễm H7N9 nhẹ, khó có thể xảy ra trên diện rộng.
Đây là lần đầu tiên, con người bị nhiễm vi rút gia cầm biến thể mới. Trước đây, có lẻ tẻ các ca nhiễm cúm A(H7) khác liên quan tới dịch cúm bùng phát ở gia cầm. Các ca nhiễm A(H7) này gây bệnh nhẹ như viêm màng kết và chỉ có 1 trường hợp tử vong.
Phân tích đặc diểm gen vi rút H7N9 ở người thấy rằng:
- Vi rút có chứa một nhóm các gen vi rút cúm từ nhiều nguồn gốc trước đây.
- Có một vài thay đổi ở đoạn gen qui định các amino axit tăng khả năng liên kết với thủ thể alpha 2-6; do vậy cho phép nghĩ rằng H7N9 có thể có khả năng hơn các vi rút gia cầm khác gây nhiễm bệnh ở động vật có vú, bao gồm cả con người.
- Sự biến đổi thương xuyên các đoạn gen cho thấy vi rút này có thể có nhiều phương thức lây truyền từ gia cầm sang người.
- Vi rút này dễ mẫn cảm với các thuốc điều trị bao gồm thuốc ức chế neuraminidase, oseltamivir và zanamivir, nhưng dễ kháng thuốc amatadine và rimantadine.
- Qua sự phân lập cho thấy rằng có 1 cấu trúc HA gây bệnh nhẹ ở gia cầm.
Chưa thấy vi rút này gây bệnh nặng, rầm rộ ở gia cầm, dấu hiệu này ngược lại với vi rút cúm A(H5N1).
Đánh giá nguy cơ
Bản đánh giá nguy cơ này thay thế cho tài liệu đã được đăng tải vào ngày 13/4/2013. Trên cơ sở những sự kiện nguy cấp về sức khoẻ cộng đồng,WHO đưa ra bản đánh giá nguy cơ một cách nhanh chóng, phù hợp và sẽ cập nhật thông tin nếu có.
Nguy cơ vụ dịch như thế nào?
Sự hiểu biết về dịch tễ học của nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn còn giới hạn, bao gồm những nguồn truyền bệnh chính và phạm vi lan truyền của động vật. Tuy nhiên, dường như là hầu hết các ca nhiễm H7N9 đều có liên quan đến việc tiếp xúc với động vật hoặc gia cầm còn sống. Các vi rút cúm khác như H5N1 đã cho thấy là có tính chất lây truyền theo mùa, với các ca nhiễm ở người ít hơn vào những tháng mùa hè và thường xuyên hơn vào những tháng mùa đông. Và liệu rằng sự lây nhiễm vi rút H7N9 có giống như vậy hay không?
Nguy cơ lây truyền từ người sang người như thế nào?
Không có bằng chứng của sự lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, trường hợp các ca bệnh của hai gia đình có tiếp xúc với nhau đã chỉ ra rằng sự lây truyền từ người sang người rất hạn chế nhưng có thể xảy ra ở những nơi có sự tiếp xúc gần gũi giữa các ca bệnh và những người khác, ở những nơi như là trong gia đình và các trung tâm chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, do việc biến đổi gen giữa các vi rút với nhau nên có thể chúng thích nghi với động vật có vú, và còn có thể có những thích nghi khác nữa. Sự lây truyền từ người sang người gia tăng ở những ca bệnh nặng sẽ làm cho các hệ thống y tế trở nên qua tải.
Mối nguy cơ từ những người du lịch như thế nào?
Chưa có dấu hiệu nào của sự lan truyền qua giao lưu quốc tế. Với 1 người bị nhiễm bệnh, dù có triệu chứng hay không, mà đi sang 1 quốc gia khác sẽ có thể phát tán nguồn bệnh. Tuy nhiên, vì vi rút này dường như không truyền từ người sang người, nên sự lây nhiễm trong cộng đồng khó xảy ra. Nếu sự lây nhiễm có xu hướng tăng lên thì khả năng phát tán bệnh cũng tăng theo.
WHO có bất kì khuyến cáo nào không đối với việc đi du lịch?
Tại thời điểm hiện tại, WHO chưa có khuyến cáo gì hay đưa ra những quy định giới hạn về thương mại và du lịch.
Nguồn: www.who.int/influenza/human_animal_interface/influenza_h7n9/RiskAssessment_H7N9_10May13.pdf