Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Truyền 70 lọ huyết thanh cấp cứu 3 bệnh nhân bị rắn cắn
Điều trị rắn cắn hữu hiệu nhất là huyết thanh kháng nọc rắn. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 6 giờ đầu. Tuy nhiên trong 24 giờ đầu vẫn có hiệu quả...
 
Bệnh nhân bị rắn hổ cắn. Ảnh: BVCC
    Trong 4 ngày từ 29/6 đến 2/7/2023, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận 3 trường hợp bị rắn cắn trên địa bàn Huyện Đoan Hùng, Thanh Ba và TP Việt Trì.
    Trong đó, bệnh nhân V.M.T (55 tuổi, Đông Thành, Thanh Ba) nhập viện hồi 23h18 ngày 29/6 trong tình trạng sưng nề, đau nhức, bầm tím trên mu bàn tay trái.
    Khoảng 21h cùng ngày, bệnh nhân bị rắn cắn tại nhà riêng. Sau khi giải thích tình trạng với gia đình, bệnh nhân được chỉ định dùng “Huyết thanh kháng nọc độc rắn hổ”. 30 Lọ huyết thanh đã được sử dụng trong ngày đầu tiên.
    Cũng bị rắn hổ mang cắn, bệnh nhân M. (trú tại Đoan Hùng, Phú Thọ) lại diễn biến nặng hơn. Theo lời người nhà, sau khi thức dậy vào khoảng 4h50 ngày 2/7, bệnh nhân bước chân xuống đi trong phòng ngủ và bị rắn ẩn nấp trong gầm tủ cắn.
    Bệnh nhân được người nhà đưa đến trung tâm y tế gần nhất nhưng không có thuốc đặc trị nên đã được chuyển xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng: tỉnh, sưng nề, đau nhức lan rộng từ bàn chân lan lên cẳng chân, hoại tử mu bàn chân phải và được truyền 30 lọ huyết thanh kháng nọc rắn trong ngày đầu tiên.
Bệnh nhân bị rắn lục cắn. Ảnh: BVCC
    Rạng sáng 2/7, bệnh nhân N.B.N (35 tuổi, Hy Cương, Việt Trì) bị rắn cắn tại sân nhà và ngay lập tức được người nhà chuyển đến Khoa Cấp cứu, nhập viện trong tình trạng sưng nề đau nhức tại vết cắn vùng gót chân, máu không đông. Chỉ số đông máu cơ bản, fibrinogen giảm thấp.
    Bệnh nhân được xác đinh bị rắn lục cắn và được truyền ngay 10 lọ huyết thanh kháng rắn lục.
    Tại Việt Nam, các loại rắn độc đặc trưng phổ biến gồm rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục… Mỗi loài rắn khác nhau có đặc trưng về độc tính của nọc khác nhau. Khi bị cắn, người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào loài rắn, vị trí vết cắn, rắn no hay đói…
    Điều trị rắn cắn hữu hiệu nhất là huyết thanh kháng nọc rắn. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 6 giờ đầu. Tuy nhiên trong 24 giờ đầu vẫn có hiệu quả.
    Vì vậy, sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân cần được xử trí và cấp cứu kịp thời để hạn chế tình trạng bị hoại tử tay chân, rối loạn đông máu, nhiễm trùng máu, thậm chí bị tử vong.
    Đây chỉ là 3 trong số nhiều trường hợp bệnh nhân bị rắn cắn. Theo các bác sĩ, trong trường hợp không may bị rắn cắn và không biết tình trạng có bị nhiễm độc hay không nhưng nếu thấy vết thương ngay vết cắn sưng nề thì tốt nhất nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, điều trị kịp thời. Điều quan trọng để không bỏ lỡ thời gian vàng cứu sống bệnh nhân, nhằm giúp các bác sĩ chuẩn đoán nhanh, bệnh nhân hay người nhà nên cung cấp hình ảnh con rắn đã cắn để cơ sở y tế có thể nhận diện và xác định được loại rắn gì, từ đó có phương án điều trị phù hợp tốt nhất cho bệnh nhân.
Link bài viết: https://baomoi.com/truyen-70-lo-huyet-thanh-cap-cuu-3-benh-nhan-bi-ran-can/c/46282578.epi
Các bài viết khác