Ngày 07 tháng 8 năm 2021, tại Bộ Y Tế, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia đã họp đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ giai đoạn 1 vắc xin COVIVAC, chấp thuận chuyển sang giai đoạn 2 dựa trên kết quả thử trên 120 người tình nguyện tại trường Đại học Y Hà Nội,
đạt được độ an toàn, dung nạp tốt, có tính sinh miễn dịch.
“Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2, ngẫu nhiên, mù kép, có đối chứng giả dược để đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin COVIVAC do IVAC sản xuất trên người trưởng thành 18 - 75 tuổi tại Việt Nam”
- Đề cương nghiên cứu giai đoạn 1 được tiến hành theo chuẩn thức của BYT và Quốc tế (ICH), mô tả tóm tắt sau đây
- Đề cương nghiên cứu được bộ Y tế phê duyệt ngày 26/02/2021;
- Ngày tiêm mũi đầu tiên 15/03/2021, kết thúc tiêm mũi 2 ngày 15/05/2021
- Địa điểm thực địa: trường Đại học Y Hà Nội (HMU)
- Nộp báo cáo giữa kỳ cho Hội đồng Đạo Đức, Bộ Y tế ngày 03/08/2021
- Tổ chức nhận thử là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (NIHE),
- Đơn vị phối hợp nghiên cứu giai đoạn 1: Trung tâm Dược lý lâm sàng, HMU;
- Chủ nghiệm đề tài (PI):1)GS.TS.Đặng Đức Anh, NIHE; 2) PGS.TS.Vũ Đình Thiểm, NIHE
- Đồng chủ nhiệm:1) GS.TS.Tạ Thành Văn, HMU; 2) PGS.TS.Phạm Thị Vân Anh, HMU
- Đơn vị giám sát độc lập nghiên cứu: Vietstar;
- Đơn vị quản lý dữ liệu độc lập: BIOPHICS, Đại học Mahidol, Thái Lan;
- Phòng xét nghiệm miễn dịch: NEXELIS, Laval, Quebec, Canada
- Phòng xét nghiệm lâm sàng: tại Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội;
- Phòng thí nghiệm vi sinh vật: Khoa vi rút, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
- Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật: Văn phòng PATH tại Việt Nam, Văn phòng PATH tại Mỹ;
- Nhà tài trợ: Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC);
- Nhóm giám sát theo đề cương (PSRT), gồm 5 người;
- Ban đánh giá an toàn và dự liệu độc lập (DSMB), gồm 3 chuyên gia.
- Nhóm giám sát an toàn của nhà tài trợ: giám sát theo định kỳ
- Hội đồng Đạo Đức/BYT: quản lý và thanh, kiểm tra bất kỳ
- Tóm tắt vai trò nhiệm vụ thực hiện của các bên như sau:
- Trước khi tiến hành TNLS: tất cả đối tượng được làm mù qua phân mã ngẫu nhiên do BIOPHICS thực hiện, chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu viên, nhà tài trợ, những người trực tiếp hỗ trợ đều không được biết người tình nguyện tiêm vắc xin hay giả dược, nhóm mức liều nào, người tình nguyên cũng không được biết mình nhận vắc xin hay giả được; chỉ có nhóm Dược sĩ pha sản phẩm nghiên cứu tiếp cận mã mù và quản lý bảo mật nghiêm ngặt theo hệ thống dọc trực tiếp từ BIOPHICS;
- Nghiên cứu viên của NIHE và PCC phối hợp tổ chức khám tuyển chọn người tình nguyện, tiêm sản phẩm nghiên cứu, theo dõi an toàn, khám sức khỏe, thu thập kết quả xét nghiệm lâm sàng từ trước khi tiêm, sau tiêm và các lần thăm khám, phân độ các biến cố nặng nhe, đánh giá biến cố ngoài dự kiến có hay không liên quan vắc xin nghiên cứu, tách mẫu máu và bảo quản mẫu huyết thanh v.v. Tất cả những dữ liệu thu thập được trên thực địa đều nhập trực tuyến (online) theo phần mềm đã phê duyệt, gửi cho đơn vị quản lý dữ liệu BIOPHICS.
- Nhóm PSRT họp đánh gía an toàn sau tiêm 1lần/tuần, đưa ra khuyến nghị cho chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu về an toàn và có thực hiện tiếp theo kế hoạch hay không;
- Chủ nhiệm báo cáo cập nhật tiến độ 3 ngày/1 lần cho văn phòng HĐĐĐ/BYT;
- Vietstar giám sát độc lâp trước nghiên cứu và định kỳ trong nghiên cứu, gửi báo cáo về PI và Nhà tài trợ để kịp thời khắc phục lỗi (nếu có);
- Phòng xét nghiệm NEXELIS_Canada làm xét nghiệm miễn dịch và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý dữ liệu BIOPHICS để xử lý phân tích độc lập, các bên NIHE, HMU và IVAC không được phép tiếp cận kết quả khi chưa xử lý,
- BIOPHICS sẽ làm sạch và đóng băng số liệu, sau đó mới tiến hành phân tích số liệu, xử lý thống kê dữ liệu an toàn và miễn dịch. Báo cáo phân tích dữ liệu mở mù chỉ chuyển trực tiếp cho Ban DSMB (IVAC+NIHE và NC viên không ai được tiếp cận) để DSMB họp kín đánh giá độc lập về kết quả an toàn, cung cấp khuyến nghị về an toàn và đề xuất hướng chọn liều cho Nhà tài trợ và gửi báo cáo (bảo mật) cho HĐĐĐ và BYT.
- PATH phối hợp với IVAC và NIHE thống nhất báo cáo giữa kỳ, đề xuất chọn liều cho P2 (sau khi có báo cáo phân tích của BIOPHICS) trình HĐ đạo đức và BYT đánh giá, phê duyệt.
- Sau khi HĐ ĐĐ chấp thuận và /BYT cho phép sang giai đoạn 2 thì lúc đó nhóm NC mới triển khai nghiên cứu tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Trong suốt qua trình nghiên cứu trên, PATH hỗ trợ các khâu kỹ thuật, xử lý các vấn đề phát sinh cùng các bên nhằm bảo đảm thực hiện nghiên cứu đúng đề cương, chất lượng và toàn vẹn dữ liệu.
- Tóm tắt kết quả nghiên cứu giữa kỳ giai đoạn 1 của vắc xin COVIVAC
Vắc xin COVIVAC được IVAC bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ tháng 5 năm 2020, đây là dự án hợp tác với các trường Đại học của Hoa kỳ (Mount Sinai, New York; Texas, Austin) và tổ chức PATH. Ba đơn vị sản xuất (IVAC- Việt Nam, GPO- Thái Lan, Butantan-Brazil) cùng nghiên cứu phát triển dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức PATH, là môt nhánh nằm trong liên minh sáng tạo và phát triển vắc xin Covid-19 (CEPI).
Vắc xin COVIVAC là dạng dung dịch chứa Protein S tái tổ hợp của SARS-CoV-2 biểu hiện trên bề mặt vi rút New-cát-xơn, bất hoạt, không có chất bảo quản, nhiệt độ bảo quản: 2oC đến 8oC.
Công nghệ vắc xin là Viral Vector, sản xuất trên trứng gà có phôi, tinh khiết đạt 99% và bất hoạt bằng beta propiolactone.
Liều và lịch tiêm: liều tiêm bắp 0,5 ml, tiêm 2 mũi, mỗi mũi các nhau 28 ngày
Giai đoạn 1: 120 gười, tuổi 18-59 tuổi, phân bổ vào 4 nhóm thử, mỗi nhóm 25 người với các mức liều vắc xin: 1µg, 3µg, 10µg và 1µg + 1,5mg tá chất CpG 1018, và nhóm giả dược có 20 người tiêm dung dịch muối đệm phosphat, pH=7,2
* Kết quả về an toàn: tất cả 4 nhóm liều vắc xin an toàn, dung nạp tốt (bảng dự liệu an toàn)
* Đáp ứng miễn dịch: tất cả 4 nhóm mức liều khác nhau của vắc xin COVIVAC đều có đáp ứng miễn dịch 1)kháng thể trung hòa SARS-CoV-2 và 2) kháng thể IgG kháng protein S ở các mức độ khác nhau; cao nhất là nhóm 10 µg, tiếp đến là nhóm 1 µg+ 1á chất, nhóm 3 µg, thấp nhất là nhóm 1 µg theo các biến số GMT, GMFR và tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh tăng ≥ 4 lần và ≥ 10 lần so với trước khi tiêm (bảng dự liệu miễn dịch dưới đây)
- Đế xuất của nhóm NC: Mức liều 3 µg là lựa chọn hợp lý nhất trong bối cảnh sản xuất vắc xin cho đại địch, đây là mức liều chuyển tiếp vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2. Ngoài ra IVAC bổ sung thêm 1 mức liều trung gian giữa 3 và 10 µg để thử ở giai đọan 2.
***
PGS.TS. BS. Lê Văn Bé