http://www.who.int/influenza/human_animal_interface/influenza_h7n9/RiskAssessment_H7N9_23Feb20115.pdf?ua=1
WHO nhận được báo cáo tổng cộng có 571 ca xác nhậndương tính với vi rútcúm gia cầm A (H7N9),có 212 ca tử vong, trong đó: Trung Quốc: 552, Đài Loan: 4, Hong Kong:12, Malaysia: 1 và Canada 2.
Đặc tính và nhận định khả năng lây nhiễm
Cho đến nay đặc tính của phần lớn các vi rút cúm A(H7N9) vẫn giữ kháng nguyên tương tự như vi rút vắc xin dự tuyển A /Anhui /1/2013 theo khuyến cáo của WHO.
Xem thêm http://www.who.int/influenza/vaccines/virus/characteristics_virus_vaccines/en/
Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa biết về loại vi rút này, chẳng hạn như:(1) vật chủ của vi rút tồn tại, (2) phương thức phơi nhiễm chính và đường lây truyền cho con người, và (3) sự phân bố và phổ biến của vi rút này trên người và động vật (bao gồm cả sự phân bố ở các loài chim hoang dã), sự lây nhiễm ở người dường như có liên quan đến việc tiếp xúc với gia cầm sống hoặc nhiễm môi trường bị ô nhiễm bao gồm cả các khu chợ bán gia cầm sống.
Bằng chứng hiện tại cho thấy rằng vi rút A(H7N9) không dễ dàng lây truyền từ gia cầm hay môi trường sang người, mặc dù mức độ truyền bệnh của nó có thể cao hơn so với vi rút cúm gia cầm A(H5N1).
Cho đến nay không có thông tin cập nhật nào xác định sự lây nhiễm từ người này sang người khác, mặc dù không loại trừ có sự lây nhiễm trong một số ít chùm ca bệnh.
Thông qua việc điều tra tiếp xúc,tổng cộng có mười bảy (17) chùm ca bệnh trong gia đình đã được phát hiện dương tính với vi rút cúm A(H7N9) ở Trung Quốc đại lục. Tất cả các thành viên trong gia đình đều nhiễm bệnh ngoại trừ một chùm ca bệnh trong 3 thành viên gia đình chỉ 2 người nhiễm.
Nhìn chung, các nguy cơ sức khỏe cộng đồng do vi rút cúm gia cầm A (H7N9) gây ra không có gì thay đổi kể từ bản đánh giá được công bố vào ngày 02 tháng 10 năm 20141.
Những hiểu biết về dịch tễ học liên quan với vi rút này vẫn còn hạn chế, bao gồm cả các vật chủ chính và mức độ lan rộng về địa lý của vi rú trên các loài động vật. Tuy nhiên, có khả năng là hầu hết các ca nhiễm bệnh ở người đều đã bị phơi nhiễm vi rút cúm A(H7N9) qua tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh hoặc môi trường nhiễm bẩn kể cả các chợ (chính thức hoặc bất hợp pháp) bán gia cầm sống. Những thay đổi về việc thực hành vệ sinh tại các chợ gia cầm sống đã được triển khai ở nhiều tỉnh và thành phố. Do nguồn vi rút không được xác định rõ ràng cũng như không được kiểm soát và vi rút vẫn được phát hiện trên động vật và môi trường ở Trung Quốc, nên có thể sẽ tiếp tục xuất hiện thêm các ca nhiễm bệnh ở người trong khu vực bị ô nhiễm và các khu vực lân cận.
Từ những phân tích trên, WHO tư vấn các nước nên tiếp tục tăng cường giám sát cúm, báo cáo sự lây nhiễm ở người áp dụng theo Quy định Y tế quốc tế (IHR) (2005), và tiến hành các hành động khác chuẩn bị ứng phó. Thông tin kỹ thuật và hướng dẫn liên quan đến cúm gia cầm A (H7N9) có thể được tìm thấy trên website của WHO2