Thứ bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Hình thành và phát triển

1. THÀNH LẬP


Quang cảnh lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Viện (11/2003)

Viện Vacxin và Các Chế phẩm Sinh học được Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ Việt Nam quyết định thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1978 với chức năng và nhiệm vụ sản xuất các loại Vacxin, Huyết thanh phục vụ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và cho nhân dân cả nước. Đến năm 1997, Bộ Y Tế qui định lại chức năng nhiệm vụ của Viện Vacxin là :
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện sản xuất các loại vacxin và huyết thanh, chủ yếu là các vacxin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và các vacxin và huyết thanh khác để phục vụ cho nhu cầu dự phòng và điều trị.

- Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Hợp tác liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất vacxin, huyết thanh và các chế phẩm sinh học để mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sinh phẩm.

- Đào tạo cán bộ, quản lý ngân sách và công sản. Từng bước hoạch toán sản phẩm, tiến tới tự trang trải kinh phí.

Từ lúc thành lập cho đến nay, Viện Vacxin gồm ba cơ sở:

- Cơ sở Nha Trang là bộ phận chính của Viện với diện tích 13.946m2: 9 Pasteur – Nha Trang – Khánh Hòa

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến thăm và làm việc tại Viện 

- Cơ sở II Đà Lạt trước đây là Viện Pasteur Đà Lạt, với diện tích 16.000m2: 18 Pasteur – Đà Lạt – Lâm Đồng

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương đến thăm Cơ sở Đà Lạt năm 1999 

- Trại chăn nuôi Suối Dầu với diện tích 126 ha cách Nha Trang 22km về phía Nam, thuộc huyênh Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Và một công ty trực thuộc:

- Công ty Vacxin và Sinh phẩm số 2 (Biopharco): 26 Hàn Thuyên – Nha Trang – Khánh Hòa

 Đội ngũ cán bộ công chức và cơ cấu nhân lực:

- Tính đến ngày 12 tháng 7 năm 2004, Viện Vacxin có 410 người (kể cả công ty Biopharco), trong đó
- Thạc-tiến sĩ : 15 người
- Phó giáo sư : 2 người
- Cán bộ đại học chiếm 32.6% cơ cấu
- Còn lại là công nhân: đa số là Công nhân lành nghề được huấn luyện nhiều năm về sản xuất vacxin. 

Tuổi đời cán bộ, công chức của Viện Tỷ lệ %
< 40 51
< 50 43
<60 06

        
             Kiểm định Vacxin                                Vận hành máy hàn tự động Kumabe

Vacxin DPT (Phòng Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà) Vacxin TT (Phòng Uốn ván) Vacxin BCG (Phòng Lao)
Năm 1991: 1,5 triệu liều Năm 1991:   1,5 triệu liều Năm 1991: 4,0 triệu liều
Năm 1997: 4,0 triệu liều Năm 1998:   7,0 triệu liều Năm 1998: 4,1 triệu liều
Năm 2003: 5,5 triệu liều Năm 2003: 10 triệu liều Năm 2002: 3 triệu liều
  
- Chương trình hợp tác với UNICEF (bắt đầu từ năm 1981) vẫn đang tiếp tục để giúp Viện nâng cao chất lượng các vacxin nói trên và đến năm 2005-2006 sẽ đạt chuẩn GMP, cung cấp các vacxin trên cho Việt Nam và xuất khẩu.

Pha chế môi trường để sản xuất vacxin DPT

- Qua nhiều năm nghiên cứu sản xuất, thử thực địa trên người, đến nay Vacxin thương hàn Vi-polysaccharide đã chính thức được phép lưu hành. Thành công này góp phần làm cho Viện trở thành một đơn vị cung cấp 5 (D, T, P, BCG, Vi-PS) trong 10 loại vacxin hiện nay của dự án TCMR và một loại vacxin (TT) để loại trừ uốn ván sơ sinh.

B. Sản xuất các loại huyết thanh kháng độc tố:

- Ngay từ rất sớm Viện đã kế thừa và không ngừng nghiên cứu phát triển một số huyết thanh kháng độc tố như : SAT (uốn ván), SAD (bạch hầu), SAR (dại), SAV (nọc rắn).

- Nhờ tích cực đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật và hợp tác giúp đỡ của Viện Huyết học và Truyền máu CLB (Hà Lan), nên chất lượng của các loại huyết thanh kháng độc tố ngày càng được cải thiện và tạo điều kiện nâng cao về số lượng.

Huyết thanh Năm SAT (ống) SAR (lọ) SAD (lọ) SAV (lọ)
1996 241.500 6.694 29.015 0
2002 517.065 34.179 3.000 7.000
 
C. Sản xuất Vacxin dại Fuenzalida

-Viện Vacxin là đơn vị đầu tiên trong cả nước thành công đông khô vacxin dại, nhờ đó công việc được ổn định, hạn dùng dài hơn.

- Nhờ hợp lý hóa trong sản xuất, ứng dụng kỹ thuật ly tâm, nâng cao chất lượng đàn chuột ổ mà ngày nay cung cấp vacxin dại ngày càng nhiều về số lượng với chất lượng ổn định :

Năm 1992 1998 2002 2003
Số lượng 91.883 liều 400.000 liều 666.010 liều 780.000 liều
  
D. Phát triển mới và đa dạng hóa sản phẩm :

Từ ngày thành lập cho đến nay, Viện luôn nghiên cứu để mỗi năm cho ra đời sản phẩm mới song song với việc gia tăng số lượng các sản phẩm truyền thống:
  • Năm 1999: Vacxin Uốn ván (TT)  liều đơn
  • Năm 2000: Chế phẩm Interferon đông khô 3.106 I.U
  • Năm 2001:Im. BCG trị liệu ung thư và Tubeculin chẩn đoán nhiễm trùng lao
  • Năm 2003: Vacxin Bạch hầu – Uốn ván (Td) dùng tiêm nhắc cho trẻ từ 7 tuổi trở lên, SAV-nọc rắn hổ và nọc rắn lục tre.
Sản xuất thành công một số kháng huyết thanh chẩn đoán như : Tả, Ecoli, Thương hàn, Ho gà v.v...
Sản phẩm ORS những năm 1998-2000: cung cấp cho chương trình phòng chống tiêu chảy (CDD)  khoảng 2-3 triệu gói mỗi năm.
Biosubtyl phòng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa : hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 40 triệu gói.
Các sản phẩm của Viện cũng đóng thành liều nhỏ như TT 1 liều, thương hàn Vi.1 liều và 5 liều, SAR:500 đơn vị, Td: 1 liều, BCG : 10 liều v.v.... Nếu chỉ tính danh mục sản phẩm là vacxin và sinh phẩm chính thì năm 1991 chỉ có 7 loại đến năm 2003 đã có 18 loại.

2 - Doanh thu và tổng thu nhập của cán bộ, công nhân:

Song song mở rộng sản xuất, doanh thu mỗi năm của Viện ngày càng tăng:

 

Năm Doanh thu (tỷ VND)
1991 01
1999 15
2002 34 (kể cả Công ty Biopharco)

Doanh thu tăng đồng thời tổng thu nhập của cán bộ, công nhân hàng năm cũng được cải thiện đáng kể:
Năm
Thu nhập hàng tháng của CBCC (triệu VND)
2000
1,2
2002
1,6

Viện thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đối với Nhà nước. Hàng năm, Viện đã nộp ngân sách Nhà nước từ 1-1,2 tỷ đồng. Trong 5 năm nay, bằng nguồn bán vacxin, mỗi năm Viện đã đầu tư trung bình 5 tỷ đồng cho việc bổ sung và trang bị mới máy móc thiết bị.

3-Thi đua khen thưởng: Do những đóng góp và phấn đấu nỗ lực trong suốt hơn 25 năm qua, Viện đã được khen thưởng trong các lãnh vực:

Đón nhận Huân chương Lao động hạng I 

  • Đảng bộ (Nha Trang) và chi bộ (Đà Lạt) nhiều năm liền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”
  • Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng Sản Viện đạt cờ “Thi đua xuất sắc” hàng năm.
  • Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba (1992), hạng nhì (1996) và hạng nhất (2003).
  • Nhiều bằng khen của Chính phủ, UBND Tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng, Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam, Trung Ương Đoàn, Bộ Y Tế cho cá nhân và tập thể của Viện...
  • Kỷ niệm chương bạc của UNICEF năm 2001.
  • Giải thưởng Kovalepskaia và Vi Fotech cho các công trình nghiên cứu khoa học năm 1996

 II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 :

Với tầm nhìn tương lai: “Xây dựng Viện thành một đơn vị sản xuất, kinh doanh vacxin, huyết thanh và các chế phẩm sinh học đáng tin cậy ở thị trường Việt Nam, có trình độ công nghệ sản xuất ngang tầm với khu vực Đông Nam Á”, Viện cần thực hiện một số định hướng sau :

  • Tập trung sức, trước nhất là củng cố và nâng cao chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu 6 loại vacxin trong diện TCMR đạt chuẩn GMP-WHO.
  • Ứng dụng công nghệ tiên tiến tinh chế các loại kháng huyết thanh, nghiên cứu miễn dịch ngựa có hiệu quả, sản phẩm đạt an toàn ở mức cao.
  • Xây dựng trại chăn nuôi Suối Dầu xứng đáng với tiềm năng và tiến tới thành một cơ sở kinh tế độc lập.
  • Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm mà Viện có thế mạnh : vacxin não mô cầu, vacxin đa giá trên nền DPT, vacxin cộng hợp, vacxin Hib, vacxin dại tế bào, kháng huyết thanh trực trùng mũ xanh v.v...
  • Nâng cấp chăn nuôi súc vật thí nghiệm bao gồm giống, thức ăn nhà xưởng, dịch vụ.
  • Thiết lập phòng sạch chuẩn cho kiểm định vô khuẩn, ứng dụng các kỹ thuật hóa miễn dịch, công nghệ gen cho công tác kiểm định vacxin.
  • Xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ chế mới, có thể tiến tới hạch toán sản phẩm, phù hợp với chính sách quốc gia về sản xuất vacxin trong nước.
  • Liên doanh, hợp tác nghiên cứu sản phẩm mới, nhập khẩu một số bán thành phẩm.
  • Tạo lập thị trường xuất khẩu vacxin.
  • Củng cố hệ thống giám sát chất lượng.

 

Hơn 30 năm qua, bạn bè quốc tế biết đến Viện Vacxin Việt Nam như một đơn vị trẻ trung đầy sức sống và thành công nối tiếp thành công. Nhiều đoàn quốc tế đã từng đánh giá Viện có mô hình sản xuất tương đối hoàn chỉnh từ cơ sở dịch vụ kỹ thuật, các labo sản xuất hiện đại, dây chuyền đóng ống liên hoàn tự động, đến các kỹ thuật kiểm định tiên tiến, có cơ sở chăn nuôi rộng lớn chủ động về súc vật thí nghiệm, có đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, nghiêm túc trong sản xuất. Nhiều đoàn chuyên viên quốc tế khi nghiên cứu tính khả thi các đề án đầu tư vacxin mới cho Việt Nam đều được các giáo sư đầu ngành giới thiệu đến khảo sát ở Viện Vacxin như một ví dụ điển hình. 

Ngày nay, tập thể Viện luôn đoàn kết một lòng, tiếp tục vươn lên đạt thành tích cao hơn nữa trong sự nghiệp cao cả sản xuất vacxin phục vụ công cuộc bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay.