Thứ năm, ngày 28 tháng 03 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm còn 23% nhờ tiêm chủng mở rộng
(Dân trí) - Ngày 29/11, tại Đà Nẵng, Cục y tế dự phòng đã tổ chức hội thảo với cơ quan báo chí về truyền thông trong công tác tiêm chủng.
Theo TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế), sau 28 năm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc, ngành y tế đã đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình tiêm chủng mở rộng và đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu cam kết quốc tế về tiêm chủng mở rộng. Tổ chức y tế thế giới đánh giá Việt Nam là điểm sáng về tiêm chủng, sớm đạt mục tiêu thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe trẻ em. Những năm đầu triển khai tiêm chủng mở rộng với 6 loại vắc xin, đến nay Việt Nam đã triển khai tiêm miễn phí 11 loại vắc xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy cơ cho trẻ em và phụ nữ là: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn.

Kết quả đó cho thấy, chúng ta đã thực hiện thành công cam kết với cộng đồng quốc tế như: Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của Châu Á thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ bệnh uốn .ván sơ sinh vào năm 2005, nhiều bệnh khác đã giảm đáng kể như sởi, viêm gan. Nhằm đảm bảo nguồn vắc xin phục vụ chương trình, Việt Nam đã tự sản xuất được 10 trong số 11 loại vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Chương trình tiêm chủng mở rộng được đánh giá là chương trình “rất hiệu quả”.

Còn theo GS. TS Nguyễn Trần Hiển, trưởng ban điều hành Dự án tiêm chủng mở rộng, Viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương, thành tựu mà chương trình tiêm chủng mở rộng đạt được là tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm đáng kể trong vòng 20 năm qua, từ 51,2% (1990) xuống còn 23% (năm 2011); tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi đã giảm từ 23% (năm 1990) xuống 12% (năm 2010). Tỷ lệ tiêm chủng đầy đỷ các loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt cao >90% trên toàn quốc. Tỷ lệ này tiên tục tăng lên và từ năm 1993 luôn duy trì ở mức >90% ở quy mô tuyến tỉnh.
 
Tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể trong vòng 20 năm qua nhờ tiêm chủng mở rộng

Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt từ năm 2000 và luôn duy trì tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi uống OPV3>90%. Từ năm 2005, Việt Nam được quốc tế công nhân đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sau sinh theo quy định của Tổ chức y tế thế giới. Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai trong toàn quốc đạt >80%. Đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng 2 mũi vắc xin sởi trên phạm vi toàn quốc đạt tỷ lệ >90%. "Bình quân mỗi năm có 10 - 15 trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên không có bằng chứng nào chứng minh có sự liên quan giữa các ca tử vong với vắc - xin. Nguyên nhân phần lớn là do trùng hợp ngẫu nhiên, phần còn lại không rõ nguyên nhân", GS.TS Nguyễn Trần Hiển nói.
 Tổ chức nhiều chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trên 30 triệu đối tượng có nguy cơ cao vào các năm 2002, 2003, 20007, 2008 và 2010. Năm 2012, tỷ lệ mắc sởi giảm 182 lần so với trước khi triển khai vắc xin năm 1984. Giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ <5 tuổi còn 2% vào năm 2010. Hy vọng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới về giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ <5 tuổi xuống dưới 1% trong vài năm tới. Tỷ lệ mắc bạch hầu liên tục giảm từ năm 1984 đến nay, năm 2010 giảm xuống còn <0,01/100.000 dân. Tỷ lệ mắc bệnh ho gà cũng liên tục giảm, năm 2010 giảm xuống còn 0,1/100.000 dân. Từ năm 2006 đến nay không có ca nào tử vong do ho gà.
 
GS. TS Nguyễn Trần Hiển trả lời báo chí tại hội thảo

Tuy nhiên, theo TS. Trương Đình Bắc, thành quả đạt được về tiêm chủng mở rộng hiện nay ở Việt Nam là rất lớn nhưng thực tế hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Vấn đề toàn cầu hóa, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự gia tăng dân số, quá tải bệnh viện, biến đổi khí hậu toàn cầu, một số căn bệnh mới bùng phát và một số căn bệnh tái xuất hiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng… đang đặt ra những thách thức mới cho hoạt động y tế dự phòng, sự chênh lệch mức sống giữa nông thong - thành thị, miền núi - đồng bằng, giao thông khó khăn ở thông bản vùng sâu vùng xa… đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ tiêm chủng của phụ nữ có thai và trẻ em, tâm lý chủ quan, thoản mãn dẫn đến giảm đầu tư cho chương trình tiêm chủng.

“Bên cạnh đó, thời gian gần đây tác động của thông tin không đầy đủ về phản ứng sau tiêm chủng đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng và lòng tin của cộng đồng đối với công tác tiêm chủng, cán bộ y tê lo ngại trong quá trình triển khai công tác tiêm chủng mở rộng (thực tế tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm chủng tại Việt Nam không cao sơ với báo cáo của Tổ chức y tế thế giới)”, ông Bắc nói.
Khánh Hồng