Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Hợp tác quốc tế
Hình ảnh
THÔNG TIN ĐẤU THẦU
VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ
Nhiệm vụ KHCN: Đánh giá sự tồn lưu của kháng thể kháng vi rút cúm A/H5N1 ở người đã được tiêm vắc xin IVACFLU-A/H5N1 do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế sản xuất.
Công khai tại tổ chức chủ trì: (theo quy định tại Điều 18 Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015)
Tên nhiệm vụ: Đánh giá sự tồn lưu của kháng thể kháng vi rút cúm A/H5N1 ở người đã được tiêm vắc xin IVACFLU-A/H5N1 do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế sản xuất.

- Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Lê Văn Bé

- Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:
TT
Họ và tên,
Học hàm,  học vị
Tổ chức công tác
Nội dung,
công việc chính tham gia
1 PGS.TS. Lê Văn Bé IVAC Chủ nhiệm- Điều hành chung
2 TS. Viên Chinh Chiến IVAC Thư ký – Xây dựng NC, Chỉ đạo hoạt động thực địa và xử lý NC
3 ThS. Vũ Thị Thu Hương IVAC Cán bộ NC chính- Chỉ đạo thực hiện mảng xét nghiệm
4 CN. Trần Ngọc Nhơn IVAC Cán bộ NC chính- Chỉ đạo thực hiện lấy mẫu, chiết mẫu & tham gia xét nghiệm
5 Cn. Tôn Nữ Quỳnh Châu IVAC Cán bộ NC chính- Triển khai mảng thực địa
6 BS. Lâm Quang Chứng Sở Y tế Khánh Hòa Cán bộ NC chính, Chỉ đạo, điều hành hoạt động tại Sở và TTYT thị xã Ninh Hòa
7 BS. Lê Hồng Quân Sở Y tế Khánh Hòa án bộ NC chính, Điều phối các hoạt động tại Sở& TTYT thị xã Ninh Hòa, trực tiếp tham gia khám, phỏng vấn
8 BS. Phù Quốc Việt Sở Y tế Khánh Hòa Cán bộ NC chính, Điều phối viên chính của NC tại cơ sở
9 BS. Trịnh Tiến Khoa TTYT thị xã Ninh Hòa Cán bộ NC chính, Chỉ đạo hoạt động thực địa của cán bộ y tế tham gia tại TTYT Thị xã Ninh Hòa, trực tiếp tham gia phỏng vấn, khám
10 BS. Huỳnh Tấn Lộc TTYT thị xã Ninh Hòa Cán bộ NC chính, Chỉ đạo hoạt động huy động cộng đồng tại TTYT Thị xã Ninh Hòa, trực tiếp tham gia phỏng vấn, khám

- Mục tiêu của nhiệm vụ:
1. Xác định sự tồn lưu của kháng thể kháng vi rút cúm A/H5N1 ở ngườiđã được tiêm vắc xin IVACFLU-A/ H5N1 do viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế sản xuất trong thời gian 1-3 năm.
2. Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học liên quan đến sự tồn lưu kháng thể kháng vi rút cúm A/H5N1 (tuổi, giới, công việc, bệnh tật…)

- Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
Nội dung 1: Xác định kháng thể H5N1 tồn lưu trong nhóm đối tượng nghiên cứu 
- Lập danh sách các đối tượng đã được tiêm vắc xin H5N1 tại Thị xã Ninh Hòa trong năm 2016-2017 của giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của TNLS vắc xin cúm A/H5N1, tuyển dụng tham gia vào nghiên cứu tối thiểu phải đạt theo tính toán cỡ mẫu (mục 18).
- Tiến hành lấy máu các đối tượng ở thời điểm sau tiêm mũi 2 từ 1-2 năm (với đối tượng tiêm năm 2017) và ở thời điểm sau tiêm mũi 2 từ 2-3 năm (với đối tượng tiêm năm 2016) để xét nghiệm tìm kháng thể kháng H5N1 còn tồn lưu trong máu bằng kỹ thuật HAI.
- Sản phẩm của nội dung này là “báo cáo chuyên đề về diễn biến sự tồn lưu kháng thể kháng vi rút H5N1” theo thời gian sau 1,2,3 năm và theo liều lượng 30µg & 15µg, phân tích, đánh giá và kết luận về sự tồn lưu đó.

Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu.

- Tiến hành phỏng vấn và khám đối tượng bằng bảng câu hỏi tự soạn dựa trên biểu mẫu khám, theo dõi đối tượng NC trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng để tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ học liên quan đến sự tồn lưu kháng thể H5N1 (tuổi, giới, công việc, bệnh tật…)
 - Sản phẩm của nội dung 2 là một phần (phần đầu) trong “Báo cáo chuyên đề về đặc điểm dịch tễ học và bệnh tật của đối tượng NC liên quan đến tồn lưu kháng thể”.

 Nội dung 3: Xác định mối liên quan giữa kháng thể H5N1 tồn lưu & đặc điểm dịch tễ học trong nhóm đối tượng nghiên cứu
- Tiến hành lập bảng 2x2 ghép cặp so sánh đơn biến và bảng 2xn so sánh đa liên, lập bảng đa biến để so sánh hồi quy đa biến. Sử dụng thuật toán thống kê 2, tỷ suất chênh OR để xác định các mối tương quan của các yếu tố liên quan đến sự tồn lưu kháng thể. Các kết quả phân tích sẽ được đóng tập thành phụ lục chi tiết về kết quả phân tích số liệu. 
- Sản phẩm của nội dung 3 là một phần (phần sau) trong “Báo cáo chuyên đề về đặc điểm dịch tễ học và bệnh tật của đối tượng NC liên quan đến tồn lưu kháng thể”.

- Thời gian thực hiện: 21 tháng (Từ tháng 9/2018 đến tháng 6/2020)

- Phương thức khoán chi: đến sản phẩm cuối cùng

- Tổng số kinh phí thực hiện: 826,898 triệu đồng

- Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 685.238 triệu đồng